Hàng vạn, triệu ngư dân còn đang khốn đốn suốt nửa năm qua, lắm kẻ bỏ quê hương, vài người mất mạng, bao kẻ thất nghiệp, trẻ em không được đến trường, cả một ngành kinh tế mũi nhọn bị đình trệ, một vùng biển trải dài hơn 200km bị tàn phá, hàng trăm ngàn đến cả triệu tấn cá, tôm, ngao, hàu chết. Hàng trăm ha san hô bị phá huỷ. Mắm, muối đều không thể sản xuất. Ngư dân chất chồng nỗi đau, chờ từng cân gạo mốc, từng nắm tiền nhỏ, mà còn chưa được. Hàng ngàn người liên tục biểu tình bảo vệ môi trường, bảo vệ ngư dân vì thảm hoạ quốc gia, và họ bị đánh đập, bôi nhọ, vu khống.
Nhưng có những kẻ coi đó chỉ là chuyện quá đỗi bình thường và giản đơn. Chỉ vì, họ đau, chứ tôi chẳng liên quan, mà còn phải làm ăn. Ông ta nói, những kẻ phản biện ông ta đầu tư là vì thói đố kỵ, hơn thế ông ta còn khẳng định một số nhà báo lên tiếng trong sự việc này là bất chính.
Những kẻ làm ăn kiểu trọc phú và được chăm bẵm, nuông chiều thì thường kiếm chác trong kinh doanh bằng sự thách thức, bất chấp và coi khinh hậu quả của nó, coi tất cả chỉ là một sự đánh đổi đương nhiên. Và phát ngôn này thể hiện rõ điều đó. Sự khốn khổ của triệu người dân không bằng một nhà máy thép của một tay tài phiệt. Như Tân Hiệp Phát sẵn sàng bỏ tù nhiều người vì sản phẩm bẩn của mình khi khách hàng đòi bồi thường.
Nhãn tiền là nhập máy móc, công nghệ Trung Quốc với dự án khai thác quặng Beauxit Tây Nguyên mà nó đã biến cả vùng thành bãi bùn đỏ độc hại. Nhãn tiền là thảm hoạ biển chết do công nghệ luyện thép cũ kỹ, lạc hậu của Trung Quốc mà Formosa sử dụng vừa gây ra.
Ngu gì không làm thép, và ai sẽ phù phép cho ông để trở thành kẻ khôn ngoan?
Luân Lê
No comments:
Post a Comment