Thursday, July 11, 2019

Đề xuất đổi tên gọi công an xã thành “trị an viên”: Lại bình mới rượu cũ


Hòa Ái/RFA
Bộ Công an vừa đưa ra đề xuất thay đổi tên gọi công an xã thành “trị an viên” để phân biệt với công an xã chính quy được điều về địa phương. 

“Trị an viên”
Tại Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong Dự thảo Luật Lực lượng trị an cơ sở, diễn ra vào ngày 9 tháng 7, Bộ Công an đề xuất công an xã bán chuyên trách sau khi kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục bố trí tham gia bảo đảm an ninh, trật tự trong xã và những người này được đổi tên gọi thành “trị an viên”. 

Lý do đổi tên gọi công an xã bán chuyên trách thành “trị an viên” được Bộ Công an viện dẫn nhằm để phân biệt với các công an xã chính quy do sỹ quan, hạ sỹ quan công an đảm nhiệm và lực lượng “trị an viên” có trách nhiệm phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự theo lệnh của lực lượng công an xã chính quy. 

Hồi trung tuần tháng 5 năm 2019, truyền thông trong nước phổ biến thông tin về lộ trình Việt Nam sẽ chính quy hóa toàn bộ lực lượng công an xã tại các địa phương trên cả nước. 

Theo dự thảo Nghị định về xây dựng công an xã, thị trấn chính quy thì một lực lượng công an chính quy được điều động về các xã để thay thế cho những trưởng công an, phó trưởng công an và công an viên hiện tại và lộ trình này được đề xuất hoàn thành muộn nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2021. 

Dự thảo Nghị định nêu rõ lực lượng công an xã bán chuyên trách vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. 

Một người dân ở Nghệ An, không muốn nêu tên, nói với RFA quan điểm của mình trước đề xuất vừa nêu của Bộ Công an:
“Dù rằng họ có đổi tên ‘công an xã’ thành ‘trị an viên’ nhưng họ thừa nhận là họ vẫn giữ nguyên lực lượng này. Chính vì thế, dù rằng tên gọi có thay đổi nhưng bản chất cũng như chức năng và vai trò của những người này không hề thay đổi, dù muốn người dân phân biệt được người nào là ‘trị an viên’ và người nào là công an chính quy.”

Đài RFA ghi nhận một số ý kiến của các độc giả quan tâm chia sẻ trên trang fanpage báo chính thống thì hầu như cho rằng không cần thiết phải đổi tên gọi mà quan trọng là “bản chất”, với lý giải rằng nếu trách nhiệm, nhiệm vụ vẫn như cũ thì dù có phân biệt chính quy hay không cũng không có gì là khác biệt và vì người dân đã quen với tên gọi “công an xã” thì nên giữ nguyên. Chúng tôi trích dẫn một ý kiến của độc giả tên Văn Minh, bày tỏ trên trang fanpage của Báo mạng VnExpress rằng “Không nên đổi tên làm gì, rồi lại thêm nhiều chức danh gây phức tạp. Nếu thế thì sẽ có thêm đội trưởng trị an viên, đội phó,…không hay”.

Anh Trung, một người dân ở địa phận tỉnh Tiền Giang chia sẻ với RFA về những người công an xã nơi địa phương anh từng sinh sống:

“Ở quê thì tôi tiếp xúc rất thường, rất nhiều. Tại vì là hàng xóm với nhau nên cũng không có khác biệt gì. Người ta cũng nói thẳng là mức lương không đủ sống. Những người làm trong đó, kể cả trưởng công an tại xã của tôi thì người này vẫn vừa đi làm trưởng công an xã và vẫn làm ruộng ở nhà để kiếm kế sinh nhai thêm. Ở thôn quê, họ làm như kiểu một công việc để kiếm thêm thu nhập. Bởi vì trưởng công an, phó công an và công an viên thì gần gũi giống như dân vậy thôi, cho nên thay đổi danh xưng ‘công an xã’ hay ‘trị an viên’ thì tôi thấy không có thay đổi gì lớn cả.”

Vẫn là “bình mới rượu cũ”
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do liệu rằng với lực lượng công an chính quy cấp tỉnh, cấp huyện được điều về kết hợp với lực lượng công an bán chuyên trách cấp xã như thế thì người dân sẽ yên tâm hơn qua công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho xóm làng hay không, anh Trung cho biết rằng anh tiên đoán có lẽ tình hình không có gì thay đổi nếu như đồng lương của họ không được cải thiện. 

Vào ngày 10 tháng 7, Báo mạng VnExpress dẫn nguồn từ Bộ Công an cho biết việc bố trí lực lượng “trị an viên”, tức lực lượng công an xã bán chuyên trách cơ bản không tăng thêm kinh phí từ ngân sách địa phương bởi chi trả vẫn như cũ. 

Theo số liệu của Bộ Công an, Việt Nam hiện có 14 ngàn ngàn trưởng và phó công an xã, thị trấn cùng 113 ngàn công an viên không chính quy. Trong trường hợp đề xuất của Bộ Công an được thông qua thì chi phí, phụ cấp cho lực lượng “trị an viên” được ước tính khoảng 2.256 tỷ đồng/năm. 

Trong khi đó, người dân không muốn nêu tên ở Nghệ An lưu ý về số lượng 3000 công an chính quy được điều về các địa phương để đảm nhiệm chức danh công an xã, tính đến đầu năm 2019 thì mức độ quản lý, kiểm soát người dân địa phương sẽ chặt chẽ hơn:

“Bây giờ họ điều động công an (chính quy) ở huyện về để trực tiếp điều hành lãnh đạo tổ chức của ‘trị an viên’ này thì điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền đang gia tăng quyền kiểm soát cũng như quyền lãnh đạo của họ để họ muốn đảm bảo trật tự, trị an của người dân. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ đó chưa hẳn là mục đích của họ mà họ nhận thấy rằng người dân hiện tại có nhiều nỗi băn khoăn và bất cập và người dân vùng lên, đấu tranh nên chính vì thế có lẽ đây là một chính sách mới để họ biết những thông tin tình báo ngay ở các cơ sở và từ đó họ có những hướng đàn áp, xử lý người dân một cách triệt để ngay từ lúc ban đầu.”

Một số người dân ở các địa phương, gọi là “điểm nóng” như Nghệ An, nơi mà hàng trăm người dân từng tuần hành yêu cầu chính quyền bồi thường thỏa đáng trong biến cố thảm họa môi trường biển Formosa còn tỏ ra lo ngại có thể xảy ra tình trạng các công an xã bán chuyên nghiệp sẽ cậy quyền cậy thế, hống hách, sách nhiễu người dân khi họ muốn lập công trạng để thăng tiến trở thành công an xã chính quy. 

Còn không ít người trong giới đấu tranh dân chủ ở trong nước nhận xét với RFA rằng đề xuất đổi tên gọi “trị an viên” của Bộ Công an chỉ là một hình thức nhằm né tránh từ ngữ “công an”, trước cáo buộc của các tổ chức nhân quyền thế giới và Chính phủ Hoa Kỳ hồi năm 2018 rằng Hà Nội duy trì chế độ công an trị để cai trị dân chúng tại Việt Nam.

Thursday, May 30, 2019

CHUYẾN BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES BỊ DELAY HƠN 1 GIỜ VÌ ĐỢI ...1 VỊ KHÁCH?


Tối 28/5, chuyến bay VN 031 từ TP.HCM (Việt Nam) đến Frankfurt (Đức) của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến cất cánh lúc 22h10 phút đã phải lùi đến 23h22 phút.

Nguyên nhân chuyến bay bị trễ đến 72 phút là do tổ bay được yêu cầu chờ 1 vị khách nối tuyến từ chuyến bay VN 279, vị khách này là Đỗ Trường Minh (TGĐ Tập đoàn Bảo Việt) 

Việc delay theo yêu cầu này đã được tổ bay lập biên bản ghi nhận dưới sự chứng kiến của cơ trưởng Trần Anh Đức và các nhân viên.

Đại diện truyền thông của Vietnam Airlines thông tin, trong tối 28/5/2019, do ảnh hưởng của mưa dông tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, nhiều chuyến bay nội địa, quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất phải thay đổi thời gian khai thác hoặc bay vòng để chờ điều kiện thời tiết tốt hơn, đảm bảo an toàn hạ cánh.?!!

Tuy nhiên nguồn tin cho hay thời tiết tối 28/5 khá tốt và không ảnh hưởng đến lịch bay. Trên chuyến bay có 216 vị khách, trong đó có cả quan chức Việt Nam và du khách quốc tế. Chính vì vậy, sau khi bị yêu cầu delay, tổ bay đã phải tăng tốc độ nhằm bù lại thời gian trễ 72 phút. Dù đã cố gắng hết sức so với giờ dự kiến hạ cánh là 6h30 nhưng đến 7h02, chuyến bay mới đến Đức”.

Sự việc nói trên đã gây bức xúc cho đại đa số hành khách trên chuyến bay VN31 tới Đức của Vietnam Airlines.
(Tin tổng hợp)

Tuesday, May 28, 2019

Báo động đỏ: Trung Quốc lừa mua con gái Việt Nam rồi mổ lấy nội tạng

                                           
Tôi vừa được người bạn tù chuyển cho tôi một clip nguồn “Phục Hưng Việt” về các cô gái Việt khoe thân cho bọn Chệt Hoa Lục về làm vợ tại một địa điểm kín đáo năm 2019. 


Tội ác này đã không còn giới hạn trong phạm vi Hoa Lục, có những đường dây buôn bán nội tạng bất hợp pháp xuyên biên giới, đưa người Tàu Hoa Lục xoay sở kiếm nội tạng ở nước ngoài, cung cấp cho các bác sỹ và bệnh viện cấy ghép nội tạng ở Hoa Lục. Chỉ biết rằng, một số quốc gia là nguồn cấp nội tạng vô tận cho Hoa Lục với giá rẻ mạt, đó là Việt Nam, Campuchia. Do đó, một số người Tàu Hoa Lục sang nước ta, thu mua nội tạng thiếu nữ Việt Nam qua hình thức “hôn nhân”. Nhiều thiếu nữ nhẹ dạ bị rơi vào đường dây buôn bán người để mổ cướp nội tạng.

Vì thế, tôi tiếp tục viết bài này để cảnh báo những phụ nữ Việt Nam có cái nhìn đúng đắn để thức tỉnh về tội ác cướp nội tạng bán ra thị trường chợ đen tại Hoa Lục đang thực hiện trên đất nước của họ. Đây là một nghề kinh doanh đẫm máu thu về bạc tỷ USD với vốn 1 lời gấp 10 lần. Tổng chi phí cho một đám cưới năm 2018 là bao nhiêu? Tổng chi phí trọn gói cho một đám cưới thông thường với giá giao động từ 9.500 – 10.000 USD (tương đương trên 200 triệu VND).

Thử làm một cuộc so sánh, trong vai làm người con muốn thay “GAN” cho người cha bị bệnh, phóng viên BBC tên Rupert Wingfield-Hayes tìm đến Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân và được cho biết trong 3 tuần lễ sẽ có ngay một lá gan thích hợp với chi phí 94.000 USD, nguồn gốc lá gan được chính bác sỹ giải phẫu trưởng xác nhận là từ một tử tù? Theo BBC năm 2014, Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân đã thực hiện: 600 ca ghép gan, 5.000 ca ghép thận và 1500 ca ghép tim.

Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là thấy ngay nhiều trung tâm ghép nội tạng tại Hoa Lục đua nhau đáp ứng nhu cầu: Chỉ chờ từ 1 đến 4 tuần với chi phí ghép thận khoảng 62.000 USD, ghép tim 140.000 USD. Việc số lượng bệnh nhân cần cấy ghép nội tạng ở Hoa Lục vượt quá nguồn cung đã tạo ra thị trường chợ đen bùng nổ.

Các bác sỹ Hoa Lục ước tính có hơn 12.000 ca cấy ghép nội tạng đã được thực hiện trong năm 2015. Tuy nhiên, số người cần thay bộ phận cơ thể mới lại lên đến khoảng trên 300.000 người. Khoảng cách cung – cầu chênh lệch đáng kể, tạo cơ hội cho thị trường chợ đen bùng nổ. Do đó, có một số thanh niên Chệt hợp tác với các bệnh viện cấy ghép nội tạng, sang Việt Nam đi săn lùng nội tạng các cô gái Việt qua hình thức hôn nhân, rồi đưa họ về Hoa Lục một cách hợp pháp.

Một trong những tên cầm đầu đường dây là Zheng Wei, 46 tuổi. Từ năm 2010 đến năm 2012, nhóm này sang Việt Nam tìm kiếm kết hôn với một số phụ nữ Việt Nam, rồi đưa về các bệnh viện tại Hoa Lục “vỗ béo”, sau đó bán lại cho người mua có nhu cầu cấy ghép nội tạng. Chi phí một đám cưới với phụ nữ VN vào thời giá lúc bấy giờ với giá từ 21.000 đến 25.000 NDT (khoảng 3.200 đến 4.000 USD). Nếu bán được dần dần các bộ phận trong cơ thể những phụ nữ này cho người mua, họ sẽ kiếm được từ 50.000 tới 80.000 USD.

Một bộ phim về thu hoạch nội tạng cưỡng bức được trình chiếu tại Anh Quốc do nữ diễn viên gốc Hoa Anastasia Lin, có tên trong danh sách truy nã gắt gao của chính quyền Bắc Kinh. Sau khi nhận được danh hiệu Hoa Hậu Thế giới Canada năm 2015, thay vì theo đuổi cuộc sống xa hoa của một nữ hoàng sắc đẹp, cô lại quyết định chọn con đường đấu tranh cho nhân quyền tại quê hương của mình.

Ngày 6/9/2016, Anastasia Lin được mời đến Westminster tham dự buổi ra mắt phim mới “Lưỡi dao đẫm máu” (The Bleeding Edge) do cô đóng vai chính, một bộ phim kinh dị kể về ngành thu hoạch nội tạng cưỡng bức béo bở tại Hoa Lục. Tuy nhiên, những câu chuyện bi thảm có thật 100% được mô tả trong “Lưỡi dao đẫm máu” về việc thu hoạch nội tạng người…

Làm thế nào triệt phá các đường dây của Hoa Lục thu mua nội tạng của các cô gái Việt Nam nhẹ dạ qua hình thức hôn nhân? Hãy phát tán rộng rãi bài viết này đến với mọi tầng lớp đồng bào, đặc biệt đồng bào ở vùng nông thôn miền nam và vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh miền Bắc Việt Nam. Hãy đề cao cảnh giác, đừng để bọn Chệt buôn người lừa đảo qua hình thức “hôn nhân” là “TỰ SÁT!”.
Trân trọng cảm ơn quí vị.

Tổng hợp & Nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
18/5/2019


Get paid to share your links!