Saturday, August 11, 2018

SLOVAKIA TRỪNG PHẠT NGOẠI GIAO VIỆT NAM VÌ VỤ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH


Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Slovakia chính thức rơi vào khủng hoảng sau khi Bộ Ngoại giao Slovakia tuyên bố sẽ không cử đại sứ tới Hà Nội vì phía Việt Nam giữ im lặng trước cáo buộc của Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Các nhà điều tra Đức và cảnh sát Slovakia – những người nói họ chứng kiến vụ bắt cóc, cho biết một phái đoàn quan chức Việt Nam đã sử dụng một chuyến thăm chính thức tới Slovakia để đưa ông Thanh, cựu lãnh đạo ngành dầu khí mà mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Đức, từ Bratislava sang Moscow để về Việt Nam.

Việt Nam đã không cung cấp bằng chứng để chứng minh cáo buộc này là sai, theo Bộ Ngoại giao Slovakia.

“Tại thời điểm này chúng tôi không có đại sứ tại Đại sứ quán ở Hà Nội,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel cho VOA biết hôm 10/8. “Chúng tôi sẽ không thay đổi quyết định này cho tới khi chúng tôi xác minh được liệu Slovakia có bị phía Việt Nam lợi dụng hay không.”

Truyền thông Đức cáo buộc chính phủ Slovakia giúp các quan chức Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Công an Tô Lâm, thực hiện vụ bắt cóc ông Thanh – người mà Việt Nam lúc đó đang truy nã vì tội làm thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch một công ty xây dựng của tập đoàn dầu khí PetroVietnam.

Theo một số sỹ quan cảnh sát Slovakia tham gia hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam được nhật báo Dennik N trích lời xác nhận rằng ông Thanh bị bí mật đưa về Việt Nam trên một máy bay công vụ của chính phủ Slovakia.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của chính phủ Slovakia, Anton Hrnko, hôm 1/8 nói phía Đức đã đưa ra một cáo buộc nghiêm trọng và “chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bác bỏ. “Nếu chúng ta không làm được, chúng ta phải có hành động cương quyết để giải quyết vấn đề,” ông Hrnko được TASR trích lời nói.

Trong những ngày gần đây, truyền thông Slovakia đăng tải nhiều về vụ việc này và cáo buộc phía Việt Nam “lợi dụng” chính phủ Slovakia để đưa ông Thanh ra khỏi châu Âu.

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, Dương Trọng Minh đã bị triệu tập để giải thích về các cáo buộc trên, theo trang web của Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết ông Minh sẽ bị triệu tập lần nữa để giải trình sự việc mặc dù không cho biết thời gian cụ thể.

Nếu như phía Slovakia xác minh được rằng Việt Nam đã lợi dụng họ trong vụ bắt cóc mà phía Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam tiến hành thì “sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho các mối quan hệ chung” giữa Việt Nam và Slovakia, theo người phát ngôn Gandel.

Hôm 6/8, Thủ tướng Slovakia nói chính phủ ông sẽ làm tất cả những gì có thể để điều tra khả năng dính líu của chính phủ nước ông tới vụ bắt cóc này.

Hôm 9/8, Radio Slovakia cho biết ông Lê Hồng Quang, cựu cố vấn Thủ tướng Slovakia Robert Fico, cựu đại biện lâm thời Slovakia tại Hà Nội đã “mất tích”. Được biết ông Lê Hồng Quang là nhân chứng rất quan trọng trong việc móc nối cho Tô Lâm mượn máy bay của Chính phủ Slovakia để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đưa từ Bratislava sang Moscow hôm 26/7/2017.

Vụ việc đã gây căng thăng trong mối quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam kể từ khi Đức cáo buộc Việt Nam bắc cóc ông Thanh vào ngày 23/7/2017 trong khi Hà Nội nói ông Thanh tự về đầu thú.
Theo Voa Tiếng Việt

Friday, August 10, 2018

Nói láo và tham nhũng


Canh Thien FB/09-08-2018
Mỗi lần nhắc đến CSVN liền nghĩ ngay đến 2 vấn đề nổi cộm nhất: NÓI LÁO và THAM NHŨNG.

Nói láo mang tính “truyền thống” còn tham nhũng thuộc hàng “quốc sách”.

Đã là quốc sách mà TBT Nguyễn Phú Trọng bày chiêu trò chống tham nhũng thì có khác nào chữa cháy bằng xe hút hầm cầu.

Hãy nghe ông Phạm Trọng Đạt, Cục Trưởng Cục Chống Tham Nhũng tâm sự: “Tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn. Chống họ có khi chúng tôi chết trước” (có hồn ma Nguyễn Bá Thanh làm chứng)!. Vậy tham nhũng là gì?

-Theo định nghĩa, bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi riêng thì gọi là tham nhũng.

-Nói đến tham nhũng thì nước nào cũng có, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Riêng Việt Nam hiện nay tệ nạn tham nhũng vô cùng trầm trọng vì bất kỳ đảng viên nào có chức có quyền, bất kỳ cá nhân nào được giao nhiệm vụ quyền hạn “chăn dân” đều lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi như nhau. Quan to ăn kiểu quan to, quan bé ăn kiểu quan bé. Muốn biết thực hư ra sao cứ nhìn vào 10 hồ sơ tham nhũng “cộm cán” nhất thời đại HCM sau đây:

1. Vụ EPCO-Minh Phụng: Là một trong những vụ án kinh tế ồn ào nhất vào thập niên 90. Vụ án dẫn tới hàng loạt đại gia có tiếng và nhiều cán bộ ngành ngân hàng phải vào tù, trong đó có 6 án tử hình vì đã cấu kết tham nhũng, gây thiệt hại gần 6,000 tỷ đồng và 32,6 triệu dollars.

2. Vụ PMU18: Là vụ tham nhũng lớn tại Bộ Giao thông Vận tải vào đầu năm 2006. Hệ lụy ra sao? Trước hết, Tổ chức cung cấp viện trợ phát triển (ODA) đình chỉ cấp viện và buộc VN phải điều tra minh bạch. Thế là Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình từ chức, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam, Thiếu tướng công an Cao Ngọc Oánh (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an) và ông Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) bị “hạ tầng công tác”, mất cơ hội vào Trung ương, mất thăng chức Thứ trưởng Bộ Công an.

3. Vụ PCI: PCI là tên viết tắc của Pacific Consultants International (Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương) Nhật Bản. Trong năm 2008, PCI đưa hối lộ cho một số quan chức VN, cụ thể là ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Saigon kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây bị đổ bể và bị Chính Phủ Nhật điều tra, gây thiệt hại nghiêm trọng về ban giao quốc tế và mất tín dụng từ nguồn cấp viện quỹ ODA.

4. Vụ Đề án 112: Còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính giai đoạn 2001-2010 nhằm cải cách thủ tục hành chính cấp nhà nước. Nhưng đến đầu năm 2006 đề án 112 thất bại sau khi phát hiện nhiều sai phạm gây thất thoát công quỹ quá lớn trong khi hiệu quả quá thấp. Hệ quả: CA đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác đã tham nhũng 1,160 tỷ/1,534 tỷ đồng tổng kinh phí đầu tư.

5. Vụ Nexus Technologies (Mỹ) hối lộ quan chức Việt Nam: Năm 2005, ông Joseph T. Lukas, đồng sở hữu công ty Nexus, nhận tội trước Tòa Án Tiểu Bang Pennsylvania Hoa Kỳ là đã đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam để đổi lấy các hợp đồng mà những quan chức này phụ trách. Các khoản hối lộ “khủng” được che giấu dưới hình thức ‘tiền hoa hồng’. Nội vụ, phía VN chỉ phạt nhẹ các giới chức phụ trách gọi thầu và cố che giấu cho chìm xuồng.

6. Vụ Công ty Securency Úc hối lộ in tiền Polime: Theo đài BBC: Cảnh sát Úc tìm thấy chứng cứ vụ hối lộ 10 triệu Úc kim năm 2011 cho cha con ông Lê Đức Thúy trong đợt in tiền polyme cho Ngân hàng Nhà nước VN được bỏ thẳng vào một số trương mục bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ và trả tiền học phí cho con ông tại một đại học tại Anh.

7. Vụ chia chác đất công ở Đồ Sơn, Hải Phòng: Là một trong các vụ án tham nhũng cực lớn năm 2005. Theo cáo trạng, Vũ Đức Vận (nguyên Bí thư Thị ủy Đồ Sơn), Hoàng Anh Hùng ¬(nguyên Chủ tịch thị xã Đồ Sơn), Lưu Kim Thái (nguyên Phó Chủ tịch thị xã Đồ Sơn) đã lợi dụng chức quyền cấp đất tái định cư cho những người thuộc diện di dời để chia chác tiền bán đất công. Vậy mà Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân (TAND) TP Hải Phòng chỉ tuyên phạt cảnh cáo đối với ba bị cáo này.

8. Vụ Vinashin: Năm 2010, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) bị đưa vào “hỏa lò” vì làm ăn thua lỗ gây thất thoát công quỹ gần 1,000 tỷ đồng, chưa kể nợ vay hơn 4 tỷ dollars mất trắng. Có 9 quan tham bị “nướng” gồm Phạm Thanh Bình, Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên cùng 5 cán bộ có chức quyền khác. Có 1 điều nghịch lý là các bị cáo đều là “đại gia, triệu phú”, nhiều tên bỏ trốn ra nước ngoài sống rất giàu có.

9. Vụ Vinalines: Năm 2012, Bộ Công an khởi tố vụ án “tham ô tài sản” một thành viên của Vinashin là công ty vận tải đường biển Vinalines gây thất thoát công quỹ gần 400 tỷ đồng, trong đó có vụ mua 1 cái ụ nổi thuộc loại “đồ cổ” đã “nuốt” gọn 1 tỷ 666 triệu dollars. Có 10 bị cáo “chiếu trên” bị quăng vào lò thiêu gồm Dương Chí Dũng (Chủ Tịch HĐ Quản Trị), Bùi Quốc Anh, Trần Hữu Chiểu, Mai Văn Phúc và nhiều tay tham nhũng gộc khác bị bắt giam.

10. Vụ Trịnh Xuân Thanh: Năm 2016, CA khởi tố vụ án thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Có 5 “gốc củi” bự thuộc PVC bị ném vào lò thiêu gồm Trịnh Xuân Thanh , Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, tiếp theo là Đinh La Thăng và nhiều tay “cộm cán” khác. Riêng Trịnh Xuân Thanh, nhờ có phép như Tề Thiên “cân đẩu vân” bay qua Đức nhưng sau đó có lẽ tương tư TBT hoặc Chủ Tịch Quốc Hội nên tự nguyện bay về nước thú tội khiến Đức nổi giận, VN thì “quan ngại sâu sắc”, còn nhiều người dân thì bị lên máu, đau đầu, văng tục…

Kết luận chuyện “quan tham”, mời các bạn nghe chơi 15 câu vè đang lan truyền khắp 3 miền đất nước:

1.Phòng chống tham nhũng thì hăng. Nhưng đem ra xử còn chăng mấy người.
2.Lắm mưa thì giếng năng đầy. Càng năng đi họp, càng dầy phong bao.
3.Có bột mới gột lên hồ. Không có dự án đào mô ra tiền
4.Sợ gì “há miệng mắc quai”. Tiền vàng thông họng các ngài quan tham.
5.Một khi luật pháp “phong bì”. Thường dân bé họng biết gì giải oan.
6.Chăn trâu, chăn vịt làm chi. Chăn Quan nhiều lộc, tội gì không chăn.
7.Mạnh nhờ gạo, bạo nhờ tiền. Không bằng có chức, có quyền trong tay.
8.Cách sông nên phải lụy đò. Muốn lên ông “Tổng” phải lo chạy tiền.
9.Một cây làm chẳng nên non. Lắm quan tham nhũng dân còn bộ xương.
10.Muốn cho cái ghế quan bền. Hút máu bọn dưới biếu trên một phần.
11.Nào ngờ cùng tổ bợm già. Quan tham với lại quan tòa bạn thân.
12.Một lòng vì nước vì dân. Nhiệm kỳ có hạn nên cần tham ô.
13.Có tài mà cậy chi tài. Cứ mỗi chiếc ghế duyệt ai nhiều tiền.
14.Nịnh thần nghĩ thế mà hay. Khi mất chức này, lại có chức kia.
15.Không làm mà lại giàu sang. Chẳng phường trộm cướp cũng hàng quan tham.
FB TRIỆU VY

ĐÊ HÈN, VÀ... HƠN THẾ NỮA !!!


   Họ làm gì thế này?
Họ huy động trên dưới 30 Công an Tỉnh, huyện, xã (Đắc Lắc) vây ráp, khám xét, bắt một cô gái hãy còn trẻ, trong khi trên tay cô là đứa con chỉ mới 22 tháng tuổi !
   Kêu đòi tự do và các quyền cơ bản của công dân (nhân quyền) mà có tội hay sao?
 
   Tôi không biết dùng từ gì cho hợp với hành động này?
   Chỉ có thể nói đó là hành vi bẩn thỉu. Bẩn thỉu đến mức đê tiện. Đê tiện đến mức vô nhân tính.

   Họ sợ sự thật?
   Họ muốn tái hiện hình ảnh tên bạo chúa Tần Thủy Hoàng - nổi nhục không bao giờ có thể rửa sạch của bọn Tàu chệch ?
   Họ lập công với ai ?

   Với tôi, HUỲNH THỤC VY mới là người phụ nữ trung hậu, đảm đang, kiên trung, bất khuất. Cô xứng danh con cháu Bà Trưng, Bà Triệu của thời đại này - thời quỷ sứ lên ngôi.

   Em sẽ về. Hàng triệu triệu phụ nữ, hàng triệu nhân dân VN đứng sau lưng em. Nhất định thế...
   Ngày mai xán lạng sơn hà, sạch bóng lũ dòi bọ u mê, tăm tối... đồng bào sẽ dang rộng vòng tay đón em về.

   Cầu mong luôn bình an cho em

P/s: Tôi vừa đăng stt này thì hay tin H.T. Vy đã về nhà. Chúc mừng em.
CHÍ THẢO

Get paid to share your links!