Tuesday, May 29, 2018

Văn hóa Mã Giám Sinh



Chụp ảnh lưu niệm khánh thành cầu Cao Lãnh, công trình lớn xây bằng tiền Úc viện trợ, quan khách ta thể hiện một thứ văn hóa ứng xử rất Mã Giám Sinh: "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng".
Trong khi bà Bộ trưởng Ngoại giao Úc loay hoay cắt băng chưa xong, các quan cựu NT Dũng, Lê Hồng Anh, quan đương PTT Trịnh Đình Dũng ta đã cắt xong (rất thạo cái thủ tục hình thức, lãng phí này rồi) và vỗ tay tự tán thưởng.

Đã vậy, các quan ta lại điềm nhiên đứng giữa, mặc kệ bà Bộ trưởng Úc ở vị trí rìa ảnh.

Võ Văn Tạo



Source: What a very strange fish! by Smallworld

TƯ DUY NÔNG CẠN VÀ NGUY HẠI


Sau nhiều ngày im lặng tuyệt nhiên, nay mới có tiếng nói chính thức từ phía báo chí và cơ quan đại diện dân biểu. Tuy nhiên, trong bài viết này, chính đại biểu của “Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng” lại là người có nhận thức về luật pháp, tâm lý sinh lý và tư duy rất tệ, khi ông này cho rằng đó là chuyện nội bộ gia đình và không nên để rạn nứt thêm mối quan hệ gia đình (cụ thể được nêu trong bài viết).
Thật nguy hại khi giao trứng cho ác sau khi chính những con người này đã gây ra tội ác (bạo hành lâu dài và đủ mọi cách) với cháu bé. Vì rằng, theo lẽ bình thường thì cơ quan điều tra và cơ quan bảo vệ trẻ em sẽ vào cuộc và xin lệnh của toà án tách đứa trẻ ra khỏi nguồn nguy hiểm cao độ và môi trường bạo hành ngay lập tức, cấm những con người bạo hành tiếp xúc với đứa trẻ và bắt buộc phải giữ khoảng cách (20 mét trở lên) đối với nạn nhân là vị thành niên. Chỉ sau khi điều tra xong và có biện pháp xử lý cụ thể thì mới cho những con người này có thể được phục hồi quyền đối với cháu bé hay không, hay sẽ được bảo trợ bởi một môi trường và con người khác.
Điều đầu tiên cần làm khi tiếp nhận thông tin bạo hành trẻ em là cơ quan chức năng cần ngay lập tức vào cuộc và tách trẻ em là nạn nhân khỏi kẻ bị tố cáo và điều trị thương tổn về thể chất lẫn tinh thần cho đứa trẻ, dù cho đứa trẻ có khẳng định mình không bị nghiêm trọng hay là vẫn bình thường thì đó không phải là căn cớ trì hoãn hay xem nhẹ sự xâm hại, vì ngay cả Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định không dùng lời khai duy nhất của bị can, bị cáo làm chứng cứ buộc tội, thì hẳn nhiên, một đứa trẻ không đủ năng lực để nhận thức và đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vấn đề cũng như các hậu quả mà nó tác động hay gây ra, từ trực tiếp cho đến lâu dài, thì càng không thể dựa vào đó để nhận định và giải quyết sự vụ. Nhiều khi chính nạn nhân bị bạo hành lại là người đồng thuận như một thói quen và thậm chí có thể coi đó là nghĩa vụ để làm vui lòng hay an ổn mối quan hệ tình thân, gia đình.
Nếu chúng ta cứ tư duy kiểu văn hoá Á Đông mông muội và man di thế này thì phụ nữ và trẻ em sẽ còn phải chịu nhiều thảm cảnh về nạn bạo hành nữa khi những kẻ bạo hành lại được dung túng và trao cho cơ hội để tiếp tục bạo hành sau khi đã tố cáo chỉ vì “để làm an ổn mối quan hệ gia đình”, trong khi chính những kẻ này lợi dụng mối quan hệ gia đình để xâm hại vào những quyền bất khả xâm phạm của những đối tượng được Hiến pháp và luật pháp bảo hộ nghiêm ngặt do không thể tự vệ và không có khả năng tự chủ về mặt thể lý, vị thế và tâm sinh lý.
Không một ai có quyền xâm hại vào người khác, nhất là trẻ em, chỉ vì những người này đang với vai trò là cha mẹ hoặc thày cô nhân danh việc dạy dỗ hay yêu thương theo cách quái đản và vô pháp luật kiểu đó. Không một ai đủ tư cách để chăm sóc hay nuôi dạy một đứa trẻ khi ngang nhiên xâm hại vào những quyền năng tối cao của con người ở tuổi vị thành niên mà rồi không bị tước bỏ hay hạn chế quyền được gần gũi và chăm sóc trẻ em. Cũng như tội ấu dâm thì bạo hành cũng là một loại tội phạm có tính bệnh lý, phải được điều trị tâm lý và giáo dục lại về nhân cách, nếu không việc bạo hành sẽ lại tiếp tục tái diễn mà ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp hơn để che đậy tội ác.

Luân Lê


Source: What a very strange fish! by Smallworld

Monday, May 28, 2018

BĂNG ĐẢNG CỘNG SẢN ĐANG CAY NHƯ ĂN ỚT...


... vì việc toà án Đức đem các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử.
Cuối năm ngoái, vào thời gian cơ quan tư pháp cộng sản rục rịch chuẩn bị cho công cuộc xử Đinh La Thăng và đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh - tên tội đồ, thằng cháu hư đốn và phản phúc của bác Cả Trọng - phía Đức và Chính phủ Việt Nam đã có một quá trình tiếp xúc để đàm phán, thương lượng, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xoay quanh vụ an ninh Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức.
Một trong các thỏa thuận đạt được giữa hai bên, là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh sẽ “được phép” xuất cảnh trở lại. Trong số này, có Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn.
Theo sau thỏa thuận đó, Minh Hạnh và Anh Tuấn quả thật đã được Bộ Công an trả hộ chiếu và “tạo điều kiện” cho xuất cảnh. Thiện chí này của công an Việt Nam là điều ta phải ghi nhận: Tức là thay vì tiếp tục lưu giữ hộ chiếu và cấm công dân ra nước ngoài thì nay, theo đề nghị của Chính phủ Đức, công an đã chiếu cố cho phép một số công dân thuộc diện “sổ đen” được xuất cảnh.
Tuy thế, vào cuối tháng 4 vừa qua, toà thượng thẩm Đức tại thủ đô Berlin lại đưa một trong các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Trong quá trình mở rộng điều tra, xét xử, toà Đức còn nêu đích danh nghi can số 1 của vụ án là Trung tướng CA Đường Minh Hưng, đồng thời chỉ ra sự dính líu của Bộ trưởng CA Tô Lâm với vụ bắt cóc. Ít nhất Tô Lâm cũng bị phát hiện là đã dối trá khi ông tướng trả lời báo chí vào ngày 30/7 năm ngoái rằng ông không có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước.
Quá trình xét xử phơi bày nhiều sự thật làm nhà nước công an trị của Việt Nam phải bẽ bàng. Những bộ óc công an bắt đầu sôi máu, những thằng mõ của công an bắt đầu nghiến răng chửi Đức không có thiện chí, cố ý bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam, can thiệp thô bạo và cản phá công cuộc chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đã quá quen với truyền thống “đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”, toà án xét xử theo chỉ đạo, phán quyết theo nghị quyết, theo định hướng của Đảng, những cái đầu cộng sản không thể hiểu, không thể tin và không thể chấp nhận được rằng ở Đức cũng như mọi nền dân chủ khác, hệ thống tư pháp hoàn toàn độc lập với hành pháp, toà án không có nghĩa vụ xét xử theo chỉ đạo của chính phủ, càng không phải phục vụ mục đích ngoại giao hay vì cái “đại cục” nào. Vậy nên, đương nhiên những gì toà thượng thẩm Đức đang làm bị công an, đảng và nhà nước Việt Nam diễn giải thành một sự thiếu thiện chí đầy cố ý nhằm xúc phạm uy tín Việt Nam.
Cay như ăn ớt mà không làm gì được nước Đức, nhà nước công an trị bèn trút đòn trừng phạt lên đầu... dân. Lần lượt, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn bị AN chặn giữ, câu lưu ở sân bay rồi Anh Tuấn bị cướp lại hộ chiếu, Minh Hạnh tiếp tục bị cấm xuất cảnh. Trường hợp Nguyễn Anh Tuấn, việc thu lại hộ chiếu chủ yếu là một sự dằn mặt, sau khi cán bộ của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an cố ép anh gỡ bỏ một số bài viết chỉ trích tập đoàn mafia đỏ Vincom, nhưng anh từ chối.
Qua hành động này, cơ quan an ninh đã giáng một đòn trả thù phải nói là mạnh mẽ, đồng thời gửi một thông điệp phải nói là cứng rắn tới cả Chính phủ Đức lẫn giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam: Đừng tưởng Đức mà to nhé. Nhà nước gì mà không chỉ đạo được toà án, không bảo được dân, cố tình chơi bố mày à, bố mày lấy hộ chiếu, cấm xuất cảnh, nhốt hết lại cho mà biết. Với lại, dân chủ, nhân quyền gì thì cũng phải né đế chế Vincom và Tổng bí thư anh minh ra, nghe chưa?

Pham Doan Trang




Source: The most interesting way to count money by Smallworld

Get paid to share your links!