Thursday, October 27, 2016

Sợ ‘phản động, thù địch,’ Hà Nội tiếp tục lùi luật biểu tình



HÀ NỘI (NV) – Sợ các “thế lực thù địch” và “bọn phản động” trong ngoài nước lợi dụng mà không “quản” được, Quốc Hội CSVN tiếp tục xếp xó các Luật Về Hội và Luật Biểu Tình, không biết đến bao giờ.
Theo tin các báo trong nước, Quốc Hội “con dấu cao su” của chế độ, sau khi đã bàn qua tán lại cả ngày Thứ Ba 25 Tháng Mười, 2016, dự thảo Luật Về Hội lại “xin lùi” để trình ở kỳ họp sau, không biết năm nào vì “dự án luật rất nhạy cảm này.”
Cách đây 10 năm, một dự thảo đầu tiên về Luật Hội thấy đưa ra Quốc Hội của chế độ nhưng lại xếp xó ngay đó. Cho đến nay, sửa đi sửa lại hơn chục lần, lần này được đưa ra vẫn thấy vấn đề “không đơn giản.” Chế độ Hà Nội muốn vừa được tiếng thơm là “tôn trọng quyền con người” nhưng lại nhất quyết muốn “quản chặt chẽ” để “thế lực thù địch” và “phản động” không thể lợi dụng mà đánh phá.
Nhận định về cái dự thảo Luật Hội Đoàn, theo tường thuật của VNEconomy, ngày 23 Tháng Mười, Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA) góp ý kiến cho rằng nhà cầm quyền “vẫn nghiêng về việc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hội” và “chưa luật hóa đầy đủ quyền lập hội theo tinh thần Điều 25 Hiến Pháp 2013.” Tức là nhà nước ra luật để “quản” chứ không cho người ta quyền tự do thành lập hội đoàn.
Không những vậy, cái dự thảo nói trên còn đưa sáu tổ chức chính trị – xã hội con đẻ của đảng CSVN (MTTQ Việt Nam, công đoàn Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam), hội không có tư cách pháp nhân (hội không đăng ký), hội không có hội viên (quỹ, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ,…) ra khỏi đối tượng áp dụng của luật nói trên. VUSTA chỉ trích như thế là không phù hợp, không bình đẳng giữa các hội đoàn.
Dự thảo Luật Hội không cho phép thành lập một hội đoàn mới “trùng lặp” với lĩnh vực chính của một hội đoàn khác đã có, tức là giới hạn tới tối đa chứ không phải tự do lập hội như hiến pháp chế độ xác định. Trong khi thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ mất ba ngày làm việc thì việc đăng ký thành lập hội lại mất 60 ngày làm việc, tức là gấp 20 lần.
Ngày 24 Tháng Chín, dự án Luật Về Hội đã được Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ CSVN Nguyễn Thái Bình “trình Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cho ý kiến.” Tuy “khẳng định quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được hiến pháp ghi nhận” nhưng Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Chế Độ lại cũng nhắc nhở rằng phải “đề phòng các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lợi dụng để hình thành các tổ chức đối lập chống phá đảng và nhà nước, xâm hại đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.”
Hiện nay tại Việt Nam, tính đến Tháng Mười Hai, 2014, cả nước có tới “52,565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52,082 hội hoạt động phạm vi địa phương), trong đó có 8,792 hội có tính chất đặc thù” theo báo cáo của ông bộ trưởng Bộ Nội Vụ CSVN. Tất cả những cái hội này đều là cánh tay nối dài của đảng CSVN, không phải các tổ chức quần chúng độc lập.
Trước đây hơn ba tháng, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN đã loan báo “Chưa đủ cơ sở để báo cáo Quốc Hội đưa dự án Luật Biểu Tình vào chương trình 2017” dù đã được thông báo thông qua ở khóa họp cuối năm 2016 từ Tháng năm vừa qua. Tương tự như dự Luật Về Hội, dự luật về Luật Biểu Tình bị cho là “dự án luật phức tạp, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,” nên phải lùi.
Năm ngoái, ngày 16 Tháng Ba, 2015, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam dẫn lời ông chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường của quốc hội chế độ, Phan Xuân Dũng, góp ý kiến: “Luật Biểu tình, Luật Về Hội dù rất khó nhưng nợ dân quá lâu rồi, đừng có lùi.”
Bây giờ thì vẫn lùi vì sợ các “thế lực thù địch” và “phản động” trong ngoài nước xúm vào lợi dụng chống phá chế độ, không “quản” được. (TN)

Người Việt

MÙ LOÀ VÀ QUÈ QUẶT



Tác giả bài viết này đang thực sự bất ổn về tư duy và nhận thức, trừ khi nơi nó tồn tại đó là ở một đất nước với trạng thái hoàn toàn ngược lại.
Ai cho họ đứng trên đôi chân của mình khi "chúng ăn không từ và cũng chẳng chừa thứ gì của dân? Đoàn người từ thiện vừa đi khỏi thôn đã có thằng đến cướp đi để chia đều cho nhiều người khác nhân danh sự nhân đạo một cách bỉ ổi và bất lương?
Người tàn tật, khuyết hẳn đôi chân, chúng còn ăn chặn và giành giật để chiếm đoạt những khẩu phần của những người yếu thế và khốn khổ ấy bằng sự lưu manh và lành lặn của mình.
Những cân gạo mốc hỗ trợ những người dân đói, chúng mới buông tha để cho nó đến tay những người mà trót làm nạn nhân của đời sống khắc nghiệt dồn ập lên đầu họ.
Nếu đã so sánh với Nhật Bản với sự kiện thảm hoạ kép (không có nhân tai), thì quả thực tác giả bài này đã bị mù loà về trí tâm, vì ở đó, hai thực thể quyền lực hành xử hoàn toàn khác nhau, nơi cúi đầu xin lỗi và từ chức, nơi tìm cách hoà hoãn và đòi hỏi sự khoan hồng cho kẻ thủ ác. Và với cái gốc chính trị, xã hội gần như trái ngược, một quốc gia ở đỉnh cao, một đất nước đang chìm trong những khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt.
Tác giả bài này có là đảng viên không? Vì ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Karl Mark đã nói, chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để chăm bẵm cho bộ lông của mình.
Ở nơi này, đôi chân ngập trong bùn lầy, đứng lên, thiết diện nhỏ thì lực bề mặt lớn, lại càng dần chìm xuống nhanh và sâu hơn.
Chiếc phao nào sẽ cứu họ khi đang chơi vơi giữa biển khơi dữ dội? Formosa còn được khoan dung với 500 triệu đô la và chỉ bồi thường trong 06 tháng cho các ngư dân, còn số khác nằm ngoài cuộc sinh tồn tiếp theo. Vậy ai cho họ đứng trên đôi chân của mình? Hay sẵn sàng bẻ ngoặt đôi tay gầy mòn còn lại của họ trong khi đôi chân bị buộc chì?
Lựa chọn để được sống đàng hoàng làm một con người đã khó, vậy mà tác giả bài viết này (bút danh Mạnh Thường), lại cố ý đẩy những người khốn cùng phải tự đứng trên đôi chân run lẩy bẩy vì đói ăn và kiệt quệ sức lực mà chủ yếu là do những hành động tàn phá, hành vi bất lương của nhiều những kẻ vô nhân, khốn nạn dồn đẩy lại.
Đôi chân ấy, là đôi chân gì? Đi trên sỏi đá và đi qua những nhục nhằn trong cơn đói khát cuối cùng? Và trong cuộc sống thường ngày, với lòng tự trọng và liêm sỷ, sự nhạy cảm với đồng tiền, những người tàn tật thường đặt lên trên trái tim mạnh mẽ rất dễ bị tổn thương để tìm kiếm và mưu sinh cho cuộc đời của chính mình. Mà ngay cả khi không có đôi chân, họ còn không cần vịn vào người khác.
Nhưng bên cạnh những bất hạnh đó, lại sẵn có những kẻ, chúng muốn đẩy những người khốn cùng đến cảnh và trở thành những kẻ trộm cướp như Jean Valjean (!).
Trừ khi, tác giả muốn chứng kiến cảnh 2 triệu người chết đói như năm Ất dậu 1945, hoặc trở thành những kẻ bóc lột để biến nó trở thành một cuộc cách mạng trong cơn cùng quẫn của những người dân?

Luân Lê

CÓ AI CHUNG TAY TRẢ NỢ KHÔNG? - DÂN TRÊN RĂNG DƯỚI, ĐÔI DÉP LẤY GÌ CHUNG ĐÂY


- Con tên là Thùy Trang Nguyễn (Tiffany Nguyen), con hứa sẽ góp đủ 100.000 USD trả nợ cho Chính Quyền với điều kiện là Giải tán Đảng CSVN, trao quyền lại cho người Dân VN. Đừng nói là 100 nghìn, 300 nghìn con cũng rán dành để góp phần trả nợ - Còn bây giờ thì xin lỗi, 1 cent con cũng không cho 
(*) Ăn thì lãnh đạo ăn một mình, còn nợ thì bắt chung tay trả. Dân có ngu như Lừa thì cũng không còn cọng lông nào để cạo mà đưa cho chính phủ, 4 triệu đảng viên hãy làm theo tư tưởng Bác Hồ, hy sinh vì đảng, mỗi người chung tay 1 triệu đô thì cũng đủ trả nợ rồi còn gì. Dân thì không có tới triệu đô đâu.
Thuy Trang Nguyen

Get paid to share your links!