Sunday, July 10, 2016

NHÀ NƯỚC VN CHỈ ĐẠO CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN???


Kính gởi ông NGUYỄN XUÂN PHÚC thủ tướng chính phủ! 

Kính gởi ông NGUYỄN PHÚ TRỌNG tổng bí thư trung ương Đảng
Kính gởi ông TRẦN ĐẠI QUANG chủ tịch nước ( nguyên bộ trưởng bộ Công an 
Kính gởi bà NGUYỄN THỊ KIM NGÂN chủ tịch quốc hội
Kinh gởi bà victoria KAWA KAWA
giám đốc ngân hàng thế giới WB đại diện tại VN
Đồng kính gửi cộng đồng mạng xã hội
Tôi tên: LÊ VĂN HẢI ở tổ 23_KV3_ phường Nhơn Bình_tp Quy Nhơn_tỉnh Bình Định!
Tố giác lãnh đạo nhà nước VN có hành vi bao che,cho ông HỒ QUỐC DŨNG chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã cấu kết với các ban nghành, cướp đoạt đất tái định cư của ông LÊ VUI ,ông LÊ VĂN HẢI, LÊ THỊ HUỆ, LÊ THỊ HIẾU
đã được nhà nước VN cam kết với Ngân Hàng thế giới phê duyệt bồi thường ,hỗ trợ theo khung chính sách kế hoạch tái định cư! 
Ông HỒ QUỐC DŨNG đã cướp đoạt đất của các hộ đem bán ra thị trường, và sử dụng nguồn vốn ODA sai mục đích làm thiệt hại ngân sách gần 10 tỷ đồng 
Các hộ dân chúng tôi đã gởi đơn tố cáo ông HỒ QUỐC DŨNG về hành vi lạm dụng chức vụ,quyền hạn chiếm đoạt đất đai có tổ chức, và chiếm đoạt quyền,lợi ích hợp pháp của nhân dân trong việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tp Quy Nhơn ( CEPT)
Hiện nay các hộ dân chúng tôi đã gởi 6 lần đơn nhưng lãnh đạo nhà nước VN không xử lý đơn tố cáo của chúng tôi và cố tình thủ tiêu đơn! 
Hiện nay lãnh đạo nhà nước VN vẫn bao che cho ông HỒ QUỐC DŨNG đi cưỡng chiếm đất đai của các hộ dân chúng tôi!
Nhà nước VN lợi dụng việc vay vốn ODA để làm các dự án, chủ yếu là để cưỡng chiếm đất đai của nhân dân và sử dụng nguồn vốn vay ODA không đúng mục đích!
Qua sự việc nêu trên tôi rất mong các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân quyền LHQ , tổng giám đốc NHTG lên tiếng, lên án mạnh mẽ nhà nước VN vi phạm điều ước quốc tế! 
Và tôi cũng rất mong cộng đồng quan tâm chia sẻ , truyền tải thông tin này đến Ngân Hàng thế giới WB đại diện tại việt nam và tại Hoa kỳ! 
Tôi xin thành thật cảm ơn!
FB Hai Le

Nếu tôi là… Thiện Tùng.

Ảnh của Bao Ve Ca.

Tôi không nằm trong nhóm sát thủ Formosa, tôi không phải là ngư dân đang khốn khổ vì biển đang nhiễm độc và tôi cũng không dính líu gì trong giới cầm quyền Việt Nam. Tôi chỉ là một công dân nước Việt không tùng ác – thiện mới tùng. Vì vậy, những gì tôi muốn và sắp nói cũng chỉ nếu và nếu.
Nếu tôi là Formosa, tôi sẽ bỏ của chạy lấy người. Bởi vì với mấy chục tỷ USD đầu tư vào nhà máy ăn thua gì so với hậu quả nó xả độc ra môi trường gây thiệt hại trên diện rộng, các nhà kinh tế, xã hội học đã ước tính hàng trăm, hàng ngàn tỷ USD. Với người dân Việt Nam, Formosa vướng vào ba tội: 1. a tòng với nhà cầm quyền chiếm đất của dân; 2. xả độc ra biển giết chết môi trường sống của hàng triệu ngư dân; 3. phun khói độc vào không gian giết lần giết mòn dân trên cả một vùng rộng lớn. Chỉ ba việc làm vô lương ấy cũng đủ liệt Formosa vào tội cố tình diệt chủng? Thủ ác bị truy hết đường chạy, giả bộ cúi đầu nhận tội, ném ra 500 triệu USD để chính quyền bịt miệng dân chúng, liệu có yên không? Vì sự sống của mình, người dân bị hại họ sẽ kiện, kiện trong nước không được, họ sẽ kiện ra tòa án quốc tế. Hoặc giả, họ dùng “chiến thuật” biển người bạo loạn vào những nơi gây hại cho họ thì ai có quyền, có khả năng cấm cản họ?
Nếu tôi là ngư dân bị thiệt hai, vì lợi ích lâu dài cho hiện tại và tương lai, tôi nhận tiền bồi thường để bù đắp lại những gì mình bị thiệt hại; quyết đòi lại cho kỳ được biển sạch; bám lấy ngư trường, sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng hải thủy sản theo truyền thống cha ông – một tấc không đi, một ly không rời. Và hết.
Nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi đuổi Formosa; đứng về phía dân, xin lỗi nhân dân, dốc hết sức người sức của khôi phục lại cuộc sống cho ngư dân, xem như đoái công chuộc tội. Bởi vì:
Cho Formosa vào xây nhà máy gây ô nhiễm môi trường sống nhiều triệu dân đã sai, để nó ở lại tiếp tục gây thêm thảm họa lại càng sai. Formosa gây đại họa cho môi trường là vi phạm luật pháp Việt Nam và quốc tế. Đây là cơ sở, cơ hội loại con rắn độc nầy ra khỏi Việt Nam. Họ kiện Việt Nam vi phạm hợp đồng thì sao? – Kiện cái cóc khô, ngoại trừ trong hợp đồng, lãnh đạo Việt Nam cho họ xả độc trên trời, xuống biển? Loại Formosa ra khỏi Việt Nam chỉ có lợi cho nhà cầm quyền, cho nước, cho dân: ngoài thuận lòng dân, có điều kiện khắc phục môi trường bị nhiễm độc, còn dùng đây cho người trong nước tổ chức sản xuất kinh doanh những thứ gì có lợi nhứt, hoặc làm căn cứ trú đóng cho quân đội bảo vệ cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam là tốt biết mấy.
Nhân danh Chính quyền Nhân dân mà không đứng về phía nhân dân thì nó đâu phải là nó? Nhà cầm quyền tự ý “cõng rắn về cắn gà nhà”, sai lầm như thế chẳng lẽ bắt dân phải xin lỗi mình sao? Chính quyền, dầu cho vô tình hay cố ý, gây thảm họa cho dân thì chính quyền phải dốc sức khôi phục cuộc sống lại cho dân – đó là trách nhiệm, là đạo lý và cũng là pháp lý.
Ảnh của Bao Ve Ca.
Đất nước “không chịu” phát triển không phải do dân mà do giới lãnh đạo. Không phải vậy sao: các vị không hề nghe khuyên can của dân, độc quyền, độc đoán, làm kinh tế kiểu gì mà kinh thế: làm đâu thua đó, hủy hoại môi trường khủng khiếp. Nói những điều người ta đã biết là “tra tấn dã man”, vì vậy, người viết xin không hài những tệ hại ấy ra ở đây.
Nếu lãnh đạo có ý định đổ lỗi cho nhau giữa người đi kẻ ở, người viết khuyên thôi đi! Bởi vì: các vị đều là đảng viên, cùng chung một đảng độc quyền, tự cơ cấu nhân sự, tự phân chia quyền lực cho nhau ở các cấp các ngành, cha truyền con nối, trưởng xuống phó lên v.v… Vì vậy việc hư nên là trách nhiệm liên đới, và đừng quên “mũi dại lái chịu đòn”.
Tôi muốn dạy đời, nhưng không có khả năng và không đủ tư cách. Vì vậy, những gì tôi tôi viết ra ở đây chỉ có giá trị tham khảo.

Ảnh và bài FB Bao Ve Ca

BÀI HỌC VỀ SỰ DỐI TRÁ

ảnh chỉ mang tính minh hoạ

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé các phương tiện công cộng ở đây hoàn toàn theo tính tự giác, có nghĩa là bạn muốn đi đến nơi nào, có thể mua vé theo lịch trình đã định, các bến xe theo phương thức mở cửa, không có cửa soát vé, cũng không có nhân viên soát vé, đến khả năng kiểm tra vé đột xuất cũng rất thấp.
Cô đã phát hiện được lỗ hổng quản lí này, hoặc giả chính suy nghĩ của cô có lỗ hổng. Dựa vào trí thông minh của mình, cô ước tính tỉ lệ để bị bắt trốn vé chỉ khoảng ba phần trăm.
Cô vô cùng tự mãn với phát hiện này của bản thân, từ đó cô thường xuyên trốn vé. Cô còn tự tìm một lí do để bản thân thấy nhẹ nhõm: mình là sinh viên nghèo mà, giảm được chút nào hay chút nấy.
Sau bốn năm, cô đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của một trường danh giá, cô tràn đầy tự tin đến những công ty lớn xin việc.
Nhưng những công ty này không hiểu vì lí do gì, lúc đầu còn rất nhiệt tình nhưng về sau đều từ chối cô. Thất bại liên tiếp khiến cô tức tối. Cô nghĩ nhất định những công ty này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.
Cuối cùng có một lần, cô trực tiếp đến bộ phận nhân lực của một công ty, yêu cầu giám đốc đưa ra một lý do vì sao từ chối cô. Kết cục họ đưa ra một lí do khiến cô không ngờ.
“Thưa cô, chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Lúc cô đến phỏng vấn, chúng tôi đều rất hài lòng với môi trường giáo dục và trình độ học vấn của cô, thực ra nếu xét trên phương diện năng lực, cô chính là người mà chúng tôi tìm kiếm.”
“Vậy tại sao công ty ngài lại không tuyển dụng tôi?”
“Bởi chúng tôi kiểm tra lịch sử tín dụng của cô và phát hiện ra cô đã từng ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé”
“Tôi không phủ nhận điều này, nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này, mà các anh sẵn sàng bỏ qua một nhân tài đã nhiều lần được đăng luận văn trên báo như tôi sao?”
“Chuyện nhỏ? Chúng tôi lại không cho rằng đây là chuyện nhỏ. Chúng tôi phát hiện, lần đầu tiên cô trốn vé là khi mới đến đất nước chúng tôi được một tuần, nhân viên kiểm tra đã tin rằng do cô mới đến và vẫn chưa hiểu rõ việc thu vé tự giác, cho phép cô được mua lại vé. Nhưng sau đó cô vẫn trốn vé thêm 2 lần nữa.”
“Khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.”
“Không, không thưa cô. Tôi không thể chấp nhận lí do này của cô, cô đang đánh giá thấp IQ của tôi ư. Tôi tin chắc trước khi bị bắt trốn vé, cô đã trốn được cả trăm lần rồi.”
“Đó cũng chẳng phải tội chết, anh sao phải cứng nhắc như vậy? Tôi sửa là được mà.”
“Không không, thưa cô. Chuyện này chứng tỏ hai điều: Một là cô không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng những lỗ hổng trong quy tắc và sử dụng nó. Hai, cô không xứng đáng được tin tưởng. Mà rất nhiều công việc trong công ty chúng tôi cần phải dựa vào sự tin tưởng để vận hành, nếu cô phụ trách mở một khu chợ ở một nơi nào đó, công ty sẽ cho cô toàn quyền lực phụ trách. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi sẽ không lắp đặt các thiết bị giám sát, cũng như các hệ thống xe công cộng mà cô đã thấy đó. Vì vậy chúng tôi không thể tuyển dụng cô, tôi có thể chắc chắn rằng, tại đất nước chúng tôi, thậm chí cả châu Âu này cô sẽ không thể xin vào được nổi một công ty nào đâu.”
Đến lúc này cô mới tỉnh ngộ và cảm thấy hối hận vô cùng. Sau đó, điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc này: Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.

Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một người. Một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách có vấn đề, cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. Trên phương diện việc làm, những hành vi mất nhân cách thế này càng đáng sợ hơn, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, điều này chắc chắn sẽ hủy hoại tiền đồ của bạn. Tôi cho các bạn lời khuyên chân thành, trong sự nghiệp cần phải dựa vào năng lực và chân thành của bản thân, mất thứ gì cũng không bằng mất nhân phẩm.
St
FB Linh mục Mi Trầm

Get paid to share your links!