Saturday, November 3, 2018

TẠI SAO GỌI DÂN TRUNG CỘNG LÀ "CHỆT"???


Một chương trình trào phúng chính trị phát sóng trên đài truyền hình quốc gia Thụy Điển bị phản ứng vì khuyên du khách Tàu không nên “phóng uế bừa bãi” nơi công cộng.
Chương trình châm biếm khuyên khách du lịch không nên phóng uế bừa bai .Chương trình Svenska Nyheter phát sóng trên đài truyền hình quốc gia SVT cuối tuần rồi có nội dung châm biếm những điều "nên và không nên làm" đối với khách du lịch Tàu đến Thụy Điển, theo Reuters.

Trong danh sách những việc cần tránh bao gồm không nên “phóng uế bừa bãi nơi công cộng” nhất là di tích lịch sử và không lầm tưởng những con chó là bữa ăn trưa.

Chương trình này thậm chí còn châm biếm vụ cảnh sát Thụy Điển lôi du khách Tàu ra khỏi một khách sạn xảy ra gần đây.

Kênh truyền hình Thụy Điển gặp rắc rối với Trung Quốc vì nội dung trào phúng

Đại sứ quán Tàu Quốc tại Thụy Điển lên tiếng chỉ trích chương trình và yêu cầu STV cùng người dẫn chương trình Jesper Ronndahl phải xin lỗi, đồng thời đe dọa sẽ có hành động phản ứng phù hợp.

Tuy nhiên, sau đó ông Ronndahl đăng tải bình luận mang tính châm biến trên Twitter rằng: “Chúng tôi có lẽ gây ra khủng hoảng ngoại giao với nước lớn”.

Giám đốc SVT Thomas Hall khẳng định chương trình chỉ mang tính trào phúng, không có gì sai trái và nhấn mạnh sẽ không xin lỗi.

Trên mạng xã hội Sina Weibo, nhiều người Tàu chia sẻ thông tin trên và bày tỏ sự bất bình.

Ăn vạ & ăn thua đủ ???

Trong khi một tàu quân y Tàu cộng cập hải cảng Venezuela làm “công tác nhân đạo” (từ ngày 22 đến 30-9-2018) thì Tàu cộng tiếp tục “ăn thua đủ” với Thụy Điển từ một chuyện nhỏ nhặt. Ngày 22-9-2018, Tòa đại sứ Tàu cộng tại Thụy Điển thậm chí phát đi cảnh báo về chuyện ngày càng có nhiều du khách Tàu bị trộm cướp “hầu như mỗi ngày” khi du lịch tại nước này!

“Vừa ăn cướp vừa la làng” không chỉ là hành vi của những kẻ ít học lưu manh vặt. Nó còn là“phong cách ngoại giao” rất quen thuộc của Bắc Kinh.

an-va-&-an-thua-du

“Nghệ thuật ăn vạ”. South China Morning Post

Sự kiện xảy ra vào ngày 2-9-2018, khi gia đình Zeng đến một nhà trọ Thụy Ðiển vào giữa đêm. Báo chí địa phương cho biết gia đình Zeng đến trước thời điểm đặt phòng 15 tiếng nhưng nhà Zeng nói rằng họ đến trước chỉ vài giờ. Nhà Zeng đòi “tạm trú” tại sảnh nhà trọ cho bằng được. Nhà trọ thoạt đầu đồng ý nhưng sau đó nhóm người Trung Quốc gọi thêm một người nữa đến! Thế là họ được mời ra. Tuy nhiên, họ không đi. Cảnh sát được gọi đến. Họ bò lăn bò toài ra đường, khóc lóc vật vã. Một thành viên gia đình Zeng kêu gào thảm thiết: “Họ giết chúng tôi. Họ giết chúng tôi”. Ðoạn clip của một người đi đường quay lại cảnh “bi thảm” này cho thấy cảnh sát Thụy Ðiển không có bất kỳ dấu hiệu bạo hành nào. Khi thấy đám nhà Zeng vật vã, cảnh sát chỉ đứng nhìn.

Tuy nhiên, tờ Hoàn cầu thời báo viết rằng cảnh sát Thụy Ðiển đến, bắt ba thành viên nhà Zeng rồi đánh hai ông bà già. Trả lời phỏng vấn, đại sứ Trung cộng tại Thụy Ðiển, Quế Tùng Hữu (Gui Congyou), nói thêm rằng hành xử của cảnh sát Thụy Ðiển là “quá tàn bạo”, rằng gia đình Zeng bị tống ra nghĩa địa (trong khi thực tế họ được đưa đến nhà ga xe lửa tên “Skogskyrkogården” – có nghĩa “Nghĩa trang Woodland”, đặt theo tên một nghĩa trang gần đó). Vụ “bạo hành”, “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” và “ăn ở bất nhân thất đức” của cảnh sát Thụy Ðiển đã được kích động thành một sự kiện “rất đáng quan ngại”. Dư luận Tàu cộng nổi giận đùng đùng. Báo chí và mạng xã hội Tàu cộng được bật đèn xanh chửi rủa Thụy Ðiển…

an-va-&-an-thua-du1

Du khách Tàu cho con tè và ị ngay ngoài phố !

Thật ra sự việc Zeng chỉ là cái cớ để Trung cộng “bé xé ra to”. Bắc Kinh vốn đã “quê” vụ Thụy Ðiển lên án việc Tàu cộng bắt giữ bất hợp pháp Quế Mẫn Hải (Gui Minhai) – một người bán sách Thụy Ðiển gốc Tàu, bị Tàu cộng bắt cóc và giam từ năm 2015 đến nay. Mới đây, ngày 11-9-2018, thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng, Ðức Dalai Lama, đã đến Thụy Ðiển nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập tổ chức từ thiện Individuell Människohjälp (rồi sau đó ông có bài thuyết giảng tại thành phố Malmö).Vụ này càng khiến Bắc Kinh tức tối.

Trong thực tế, Tàu cộng đã trở nên ngạo mạn và lố bịch trên sân khấu ngoại giao thế giới vài năm gần đây. Sự kiện ồn ào quanh việc Tàu cộng không đưa xe thang đến chuyên cơ Air Force One đón Tổng thống Barack Obama hồi Hội nghị thượng đỉnh Hàng Châu (ngày 4 và 5-9-2016) là một ví dụ. Ðây là hành động chủ ý nhằm làm nhục Tổng thống Mỹ. Bộ ngoại giao Tàu cộng không hề lên tiếng về việc này. Ðiều đó một lần nữa cho thế giới có thêm một bằng chứng nữa về “bản chất khó dời”của Tàu cộng : nhỏ nhen, ti tiện và ngạo mạn.

Hình ảnh tự bôi nhọ tương tự ngày càng được biết đến như một “đặc tính” của chính quyền cộng sản Tầu . Một sự kiện nữa để “minh họa”. Sa Tổ Khang (Sha Zukang, phó tổng thư ký đặc trách các vấn đề xã hội-kinh tế của Liên Hiệp Quốc từ 2007-2012), trong phiên họp tại một khu nghỉ mát ở Áo vào tháng 9-2010, sau khi uống rượu say đã giật micro nói với Tổng thư ký Ban Ki-moon: “Tôi biết ông chẳng bao giờ ưa tôi, ông tổng thư ký à. Mà tôi cũng có bao giờ ưa ông đâu”. Họ Sa sau đó quay sang nhìn viên chức LHQ Robert Orr (người Mỹ) lè nhè nói tiếp: “Tôi thật sự không thích cái thằng cha đó. Hắn là người Mỹ và tôi thật sự không thích bọn Mỹ”. Trước đó, trong cuộc phỏng vấn BBC năm 2006, nhân vật từng lăn lộn trong nghề ngoại giao suốt bốn thập niên này đã tỉnh táo nói: “Cái bọn Mỹ này nên câm họng lại thì hơn. Im mồm đi. Mấy người là số một chắc ? Sao cứ chỉ trích Tàu cộng vậy? Quên đi. Ðến lúc câm họng lại đi. Mấy người có quyền làm bất cứ gì tốt cho mấy người nhưng đừng bảo chúng tôi là cái gì thì tốt cho Tàu cộng ”.

Gần đây, trong cuộc họp báo ngày 1-6-2018 tại Ottawa (Canada) với Ngoại trưởng Stephane Dion, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng sừng sộ với nữ phóng viên Amanda Connolly của iPolitics khi được hỏi về vấn đề nhân quyền Tàu cộng , về thái độ ngang ngược trong hồ sơ biển Ðông, về việc bắt giam công dân Canada Kevin Garratt với cáo buộc làm gián điệp. Vương Nghị đã “nhảy dựng” lên chỉ thẳng vào mặt Amanda Connolly và lớn tiếng giảng về… nhân quyền. Sự việc khiến người ta nhớ lại hồi năm 2000, chủ tịch Giang Trạch Dân cũng nhỏm dậy khỏi ghế và chỉ tay mắng một phóng viên Hong Kong rằng, “anh quá quen với những giá trị phương Tây nhưng anh còn non nớt lắm”.Giang nói thêm rằng mình đã đi nhiều nước phương Tây, “nói chuyện và cười giỡn thoải mái” với nhà báo lừng danh Mike Wallace của CBS. Tuy nhiên, Giang đã không kể lại việc Mike Wallace hỏi những gì. Một trong những câu hỏi mà Mike Wallace đặt ra là: “Tại sao Tàu cộng không tổ chức bầu cử phổ thông?”. Giang trả lời: “Người Tàu cộng còn rất thấp về giáo dục”.


Source: Catch and eat terrible insects, these girls make people so amazed. by hungvo

an-va-&-an-thua-du2

Gần hai thập niên sau nhận xét của Giang Trạch Dân, một số người Tàu dường như vẫn còn rất “thấp về giáo dục”. Cho nên mới xảy ra những chuyện như vụ nhà Zeng ăn vật ăn vạ; những chuyện du khách Tàu cộng đi ị trong hành lang Viện bảo tàng Louvre; những chuyện hành khách Tàu cho con tè ngay giữa lối đi trên khoang hành khách trong một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Paris; như chuyện một doanh nhân Tàu hồi giữa tháng 9-2018 đã bị Kenya tống khỏi nước mình sau khi nói: “Mọi người, mọi người Kenya, thậm chí cả Tổng thống Uhuru Kenyatta, đều trông như khỉ!”.

Tàu cộng đã chi hàng tỉ đôla cho các chiến dịch xây dựng hình ảnh ở hải ngoại (khoảng 10 tỷ USD – tính đến năm 2017, theo giáo sư David Shambaugh thuộc Ðại học George Washington). Tuy nhiên, như thường được nói, người ta có thể mang khỉ ra khỏi rừng nhưng không thể lấy đi cách thức hành xử rừng rú ra khỏi loài khỉ. Văn minh không thể mua, bằng bất cứ gì. Văn minh là kết quả của sự bền bỉ giáo dục. Trong khi đó, những giá trị cốt lõi nhất của giáo dục xây dựng con người bằng tinh thần nhân bản thì cộng sản đã phá hủy để thay bằng tuyên truyền. Ðáng tiếc cho một dân tộc có bề dày lịch sử về “nhân-nghĩa-lễ-trí-tín” đã bị “văn hóa cộng sản” đẩy lùi đến tình trạng “tiến hóa ngược”.

Source: Catch and eat terrible insects, these girls make people so amazed. by hungvo

Thursday, November 1, 2018

RẤT NGHIÊM TRỌNG! BỌN HỌC GIẢ TÀU CỰC KHỐN NẠN!


Đây là cái kính có gắn camera của một ả Tàu làm việc ở Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của VN) thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc dùng để chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Dung lượng của kính này là 64 GB. Ả này bị thủ thư phòng đọc bắt quả tang, lập biên bản có sự chứng kiến của An ninh A87, Bộ Công an.

Cô ả này ngồi hươ hươ một lúc chụp được 175 trang sách và dữ liệu tự động chuyển từ kính sang điện thoại luôn, không cần dây nối. Sự việc vừa xảy ra sáng hôm qua.

Từ nay Viện NC Hán Nôm cấm cửa ả ăn cắp này. Đây là lần thứ hai bọn học giả Tàu bị bắt quả tang, lập biên bản khi chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Ả này mới được cấp thị thực ngày 9 tháng 10 và sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2018.

Cô ả đến Việt Nam theo dường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. Và đến đọc sách buổi đầu tiên tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm sáng 30 tháng 10 năm 2018.

Đáng lẽ phải trục xuất, gửi công văn ra Đại sứ quán và cấm Nhập cảnh vĩnh viễn chứ!
FB NGUYỄN XUÂN DIỆN
 

Wednesday, October 31, 2018

Người Trung Quốc gom đất tại Sài Gòn, toà xử người Việt thua kiện.


Phát hiện người Trung Quốc đứng đằng sau giao dịch mua đất, người đàn ông hủy hợp đồng nhưng bị tòa xử thua kiện. Gần 1000 m2 đất nằm vị trọng yếu tại Sài Gòn rơi vào tay “người nước lạ”.

Núp bóng doanh nghiệp Việt Nam mua đất

Ngày 18 tháng 11 năm 1992, ông Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1942) lập hợp đồng mua bán căn nhà và quyền sử dụng đất tại số 99/8 Nơ Trang Long (phường 11, quận Bình Thạnh) cho Xí nghiệp Liên hiệp Luyện cán thép Việt Nam (nay là Tổng Công ty Thép Việt Nam, viết tắt SSU). Toàn bộ diện tích 880 m2.

Tuy nhiên, thực chất  SSU chỉ đứng tên trên danh nghĩa, quyền sở hữu thực sự của căn nhà thuộc về Công ty Xây Lắp Luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Construction Corpation, gọi tắt MCC Overseas Ltd),  có trụ sở tại Bắc Kinh.

Điều này được thể hiện rõ qua các bản thỏa thuận, hợp đồng giữa SSU và ông Lý Đông Y, đại diện của MCC Overseas Ltd. Cụ thể:

Tại bản hợp đồng số 92 – MCC – V – 001 ký ngày  20/05/1992 ghi rõ MCC đã cấp số tiền 210.000USD để SSU đứng tên mua một căn nhà. Quyền sử dụng diện tích đất và căn nhà hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp Trung Quốc.

Toàn bộ giấy tờ pháp lý căn nhà đều do MCC nắm và bị đưa về trụ sở Bắc Kinh cất giữ. 

Các văn bản xác nhận giữa đại diện 2 bên đều xác nhận rõ SSU chỉ đứng tên giúp MCC Overseas Ltd.

Gần 1000 m2 đất này đều không nằm trong danh mục tài sản của SSU kể từ khi đứng tên mua căn nhà.

Người Việt chỉ 16 tuổi góp vốn trong MCC,  gần 1000 m2 đất thuộc về người Trung Quốc.

Ngay sau khi phát hiện chủ thể mua đất là doanh nghiệp của Trung Quốc, ông Điển xin hoàn trả toàn bộ số tiền, hủy hợp đồng mua bán đã ký kết với SSU.

Nhiều lần làm việc với Ban giám đốc của SSU thì ông Điển được trả lời rằng: MCC bỏ tiền mua căn nhà và toàn bộ giấy tờ chính căn nhà họ đưa về Trung Quốc. SSU ra văn bản xác nhận chỉ đứng tên giúp, không thừa nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý với diện tích nhà đất trên. Đồng thời đồng ý huỷ hợp đồng mua bán đã ký kết với ông Điển.

Năm 2014, ông Điển gởi đơn lên tòa án Bình Thạnh để giải quyết vụ việc.

Mặc dù có đầy đủ giấy tờ để chứng minh doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất tại 99/8 là trái với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên tại phiên sơ thẩm ngày 07/08/2017, tòa án Bình Thạnh tuyên án toàn bộ diện tích căn nhà thuộc về một nhân viên người Việt Nam làm việc cho MCC, bà Đỗ Hoàng Vinh  (sn 1976).

Tại phiên tòa, đại diện MCC cho biết thời điểm mua đất, phần lớn  trong số tiền 210.000 USD có vốn góp của bà Vinh. Mặc dù vào năm 1992,  bà Vinh chỉ mới 16 tuổi (???).

Đặc biệt hơn, mọi giấy tờ ủy quyền chủ hữu đất tại 99/8 Nơ Trang Long của bà Vinh chỉ MCC được ký  ngay trước thời điểm người phụ nữ trẻ này có đơn yêu cầu tham gia phiên tòa sơ thẩm chỉ vài ngày...

Thực trạng người Việt đứng tên gom đất cho người Trung Quốc

Trong những năm gần đây, tình trạng người Trung Quốc núp bóng gom đất tại nhiều khu vực trọng điểm về an ninh-quốc phòng như khu vực ven biển quanh sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng) Nha Trang, Vân Phong (Khánh Hòa) Vân Đồn (Quảng Ninh) Phú Quốc (Kiên Giang)..  đã được nhiều chuyên gia, phương tiện truyền thông, mạng xã hội phản ánh khá mạnh mẽ nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng Việt Nam hầu như... biết mà không đáng kể.

Một trong những chiêu trò tinh vi được người Trung Quốc sử dụng triệt để nhằm lách luật là sử dụng công dân hoặc doanh nghiệp Việt Nam đứng tên nhằm thực hiện các thủ tục theo quy định để sở hữu nhà, đất.

Qua trường hợp gần 1000m2 đất tại 99/8 Nơ Trang Long thì không biết đã có bao nhiêu đất đai tại Sài Gòn do người Trung Quốc đứng đằng sau sở hữu?

Cần nhắc lại, tại phiên trả lời chất vấn hôm 05 tháng 06, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường cho rằng chưa phát hiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam (?) và nếu phát hiện thì báo cho Bộ.
FB DƯƠNG ĐẠI TRIỀU LÂM

Get paid to share your links!