Sunday, May 7, 2017

Từ nay phía an ninh đừng bao giờ viện cớ chưa có Luật biểu tình để cản trở và tước đoạt quyền bày tỏ quan điểm ôn hoà của mọi công dân, bất kể quan điểm đó hợp ý nhà cầm quyền hay không.

Cuộc biểu tình hôm qua ở Nghệ An tuy nội dung nhằm đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam, nhưng hình thức vẫn là thực thi quyền biểu tình mà Hiến pháp đã trao cho công dân.
Cuộc biểu tình như vậy, bất kể do ai tổ chức, một lần nữa xác nhận điều tôi đã khẳng định nhiều lần trước đây, rằng một khi biểu tình được hiến định, thì người dân không cần chờ Quốc hội ban hành Luật biểu tình, vẫn có thể thực thi quyền hợp pháp của mình.
Từ nay phía an ninh đừng bao giờ viện cớ chưa có Luật biểu tình để cản trở và tước đoạt quyền bày tỏ quan điểm ôn hoà của mọi công dân, bất kể quan điểm đó hợp ý nhà cầm quyền hay không.

Lê Công Định

QUAN CHÚNG TA VÀ DÂN (CHÚNG NÓ)


Để tự chống lại sự quá khích, tôi phải bỏ vào ngoặc đơn từ "chúng nó", vì từ này không xuất hiện trong câu nói của người phát ngôn của Chính phủ. Song le, như một đối lập nhị nguyên của đại từ xưng hô, đã tự xưng "chúng ta" thì ngôi thứ ba ắt hẳn là "chúng nó". "Chúng nó" ấy là dân.
Vì đối lập nên trong cửa miệng có gang có thép của ngài mới vang ra một cách hùng hồn: "Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!"
Mặc dù Hiến pháp và Pháp luật nói, và ông cũng nói, mọi công dân đều bình đẳng, nhưng hai giả thiết trong lời nói trên không thể bình đẳng. Bởi ở đó, "chúng ta" không bị bất cứ một sự ràng buộc nào về mặt pháp lí - xin lỗi là một hành vi tự giác - trong khi "chúng nó" không thể thoát khỏi chiếc gông pháp lí gông thẳng vào cổ.
Vậy là lời cam kết của ông chủ tịch thành phố Hà Nội có khả năng bị vô hiệu hóa, bởi chiếc gông pháp lí kia có sức nặng hơn vạn lần mọi lời cam kết, mặc dù lời cam kết ấy không phải lời nói gió bay!
Nôm na, lời tuyên bố có gang có thép trên kia có khả năng thành một bản án cho dân Đồng Tâm. Bởi lẽ, điều tra làm rõ sự vụ không phải là một cơ quan độc lập mà là của "chúng ta", do "chúng ta", vì "chúng ta"!
Sau cuộc hòa giải mà tôi hân hoan khái quát trong bài viết trước là cả hai đều thắng, thì đến đây đã thấy rõ "chúng nó" phải thua và "chúng ta" có quyền chụp lấy chiếc gông trên cổ "chúng nó"!?
Vậy là huyền thoại “chính quyền của dân, do dân, vì dân”, hay nói giản dị theo cụ Hồ: “cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân” đã bị cái miệng có gang có thép kia xé toạc ra để phơi trần sự thật bên trong. Rằng quan hệ giữa chính quyền với nhân dân là quan hệ giữa “chúng ta” và “chúng nó”. Thảo nào, mỗi khi xảy ra đấu tranh, kiện tụng hay biểu tình là lập tức “chúng ta” quy tội “chúng nó” là “thù địch”!
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa. Chợt nhớ Kinh Thánh ghi nhận ngôn ngữ mà Chúa cho con người vừa giúp con người tách lọc thế giới trong mớ hỗn độn thành có trật tự, nhưng cũng chính ngôn ngữ lại vừa gây xung đột đến sụp đổ cả tháp Babel. Từ đây, phải chăng cộng đồng Việt vốn là một khối thống nhất “đại đoàn kết” theo tinh thần của cụ Hồ đã bị chia rẽ thành hai nhóm người với hai loại ngôn ngữ khác nhau để miệt thị nhau: ngôn ngữ “chúng ta” và ngôn ngữ “chúng nó”.
Cán bộ sinh ra từ nhân dân, nhưng lời nói có gang có thép của quan đã lộn ngược vị thế. “Chúng ta” là cái bản thể sinh ra “chúng nó” – Cái Khác (The Other) – hóa ra là quan phụ mẫu đẻ ra con dân và dân phải mang ơn quan đời đời. Và như vậy, lời xin lỗi trong cái câu điều kiện mà quan trên đã nói là một thứ giả định không bắt buộc và không bao giờ xảy ra.
Cám ơn quan "chúng ta" đã cho dân "chúng nó" thấy được sự thật sau gần cả thế kỉ sống trong huyền thoại!
Não nùng thay!

Chu Mộng Long

NỢ CỨT! ĐẾN CỤC CỨT MÀ CŨNG BỊ NHA NƯỚC GIÀNH MẤT THÌ LẤY GÌ MÀ SỐNG( Sự thật cần phải biết )


Lưu ý : Nhỏ nào chưa từng nghe thì hỏi các Bà các Mẹ : 1940/1950/1960 là rõ nhé.

Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.
Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước giành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.
Bà nói : “Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông.”
Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt.....
(Phạm Thế Việt )

Get paid to share your links!