Saturday, December 10, 2016

Khi tình yêu, niềm tự hào dân tộc mỗi người đặt một nơi


Khi chưa tìm hiểu về các vấn đề xã hội, an phận với những bấp bênh trong cuộc sống thì bóng đá chính là nhiệt huyết, là lòng yêu nước trong tôi. Mỗi khi Việt Nam tham gia giải đấu nào đó mang tính Quốc tế, tôi đều hy vọng và chờ mong từng cú sút của các cầu thủ. Tôi cũng từng một thời vỡ òa trong sự sung sướng hay nhạt nhòa trong sự tiếc nuối thắng thua trong thể thao nước nhà.
Những cảm xúc ấy nay đã không còn nữa. Sau những năm tháng, kể từ khi nhận biết, chứng kiến những điều tồi tệ đang xảy ra trong xã hội, tôi nghĩ rằng tôi đã nhầm lẫn. Tôi đã để lẫn lộn tình yêu đất nước với lòng yêu mến thể thao. Sự bưng bít thông tin, sự nhồi sọ mười mấy năm trên ghế nhà trường khiến thế hệ của tôi không còn biết nên tự hào hay đau khổ vì điều gì của dân tộc ngoài bóng đá. Và chúng tôi đã đặt quá nhiều tâm tư lên một môn thể thao vốn dĩ không có nhiều tác động đến đời sống dân sinh.
Ngày hôm qua, trong một trận đấu của tuyển Việt Nam, qua màn hình, qua báo chí tôi lại thấy những giọt nước mắt không ngừng rơi. Những giọt nước mắt khi thua cuộc trên sân bóng của người Việt Nam. Tôi cảm thấy tiếc những giọt nước mắt ấy, tôi thấy nó rơi một cách thật hoang phí. Dĩ nhiên đó chỉ là cảm thấy của riêng tôi. Còn những người đang rơi nước mắt ấy, những người yêu bóng đá, những người yêu Việt Nam qua môn bóng đá họ có quyền cho rằng, những giọt nước mắt ấy là xứng đáng.
Tôi không thể áp đặt họ phải khóc cho những nỗi đau của dân tộc thay vì khóc cho bóng đá. Họ có quyền khóc, hay vui mừng cho điều họ thích. Đó là quyền tự do của họ. Thế nhưng tôi cũng có quyền khóc vì phải thấy những giọt nước mắt ấy đúng không? Khi chúng ta đang phải đương đầu với bao vấn nạn, khi những thảm họa liên tiếp ập đến với dân tộc, người ta chọn cách im lặng để bảo toàn bản thân và khóc cho bóng đá để thể hiên tình yêu dân tộc. Còn điều gì đáng buồn hơn thế cho một đất nước vươn lên bằng xương máu.
Rồi tôi thấy, những tiếng hò reo, vũ điệu nhảy múa của các lãnh đạo Việt. Một vũ điệu hoang dã khó có thể thấy từ các nhà lãnh đạo trên thế giới trước một trận đấu thể thao. Nếu đây không phải là hình ảnh trên khán đài sân bóng thì người xem sẽ lầm tưởng rằng Việt Nam đang có một thắng lợi gì đó vô cùng vẻ vang, đất nước đã toàn vẹn chủ quyền hay cá biển Việt Nam đã ngừng chết. Niềm hạnh phúc của lãnh đạo việt Nam quá giản đơn hay vì họ đang muốn hướng người dân đến niềm tự hào mộng mị? Người ta sẽ phản bác tôi rằng, lãnh đạo cũng là con người, cũng yêu thích đam mê. Họ chỉ đúng trong một xã hội tương đối ổn định và phát triển. Còn trong một xã hội lạm phát, tham nhũng, cướp hiếp giết chiếm trọn các mặt báo, biển chết, dân miền Trung thống khổ như hiện nay, nếu có tự trọng thì họ không được phép cho mình cái quyền sung sướng không kiểm soát trên truyền hình như vậy.
Vui buồn, khóc cười là tự do của mỗi người nhưng đừng để nó trở nên hoang phí và lố lăng. Người ta có thể ném đá nhau trước những quan điểm trái chiều bởi không thể dẹp cảm xúc sang một bên và dùng lý trí để lắng nghe những gì người khác nói. Tôi đã từng đặt tình yêu niềm tự hào dân tộc của mình không đúng chỗ và bây giờ tôi muốn chia sẻ lại suy nghĩ đã khác của ngày hôm nay.

Trịnh Kim Tiến

CÁC BẠN CÔNG AN VÀ BỘ ĐỘI THÂN MẾN


Các bạn hãy nhìn kỹ bức ảnh thím Kim Ngân chủ tịch quốc lủi đi xem bóng đá trận VN - Indo cùng với Phúc Ngẹo Cờ lờ mờ vờ chiều tối ngày 07/12/2016 
Cái ví bà ta cầm trên tay là hàng hiệu YSL ( Yves Saint Laurent ) của Pháp. Cái ví này giá thấp nhất là 1.150 đô la tương đương 28 triệu hồ tệ. Nếu bố mẹ bạn, cả 2 người là nông dân chân chính, cần cù làm ăn thì may ra mới có thể kiếm được chừng đó tiền trong 1 năm…Vậy thử hỏi các bạn tiền mua ví da YSL đó bà ta lấy từ đâu ra nếu không tham nhũng ăn cắp, nhận hối lộ, bán biển bán đất cho TQ….
Các bạn hãy quay súng nhằm thẳng chúng nó mà bắn… kẻ thù của nhân dân Vn chính là lũ chúng nó chứ còn phải tìm đâu xa.

Hieu Bui

Từ Việt Nam nhìn Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vừa bị phế truất do liên quan đến scandal tham nhũng mà phát thèm


Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vừa bị phế truất vì liên quan đến scandal tham nhũng nghiêm trọng và chuẩn bị chuyển giao quyền hành tạm thời cho Thủ tướng theo Hiến pháp.
Hàn Quốc từng bị cai trị bởi những nhà độc tài, nhưng đã tự chuyển hoá thành quốc gia có thể chế dân chủ như ngày nay. Hôm nay xem các giáo sư luật Hàn Quốc bình luận về tiến trình phế truất theo nguyện vọng của dân chúng, mà không khỏi thán phục tốc độ phát triển văn minh của quốc gia châu Á này.
Trong khi đó ở Việt Nam, ông Tổng Bí thư đảng cầm quyền lại tìm cách chặn đứng con đường phát triển văn minh của xã hội bằng việc bài bác xu thế tự chuyển hoá trong nội bộ đảng, nghe mà ngán ngẩm thay cho tình cảnh đất nước ở thế kỷ 21.
Bánh xe lịch sử chắc chắn vẫn tiến về phía trước và sẽ nghiền nát tư tưởng hủ lậu của những đầu óc bệnh hoạn này không sớm thì muộn. Chính Karl Marx có lẽ cũng không ngờ học thuyết về sự chuyển hoá lượng-chất áp dụng vào xã hội và lịch sử của mình lại bị bọn hậu duệ ngoan cố chà đạp thẳng thừng như thế.
Đảng Cộng sản ngày nay do bám víu vào quyền lực bằng mọi giá đã không còn là chính đảng tiên phong cho xu thế tiến hoá của xã hội như Marx từng kỳ vọng. Nhân dân lao động cần có một chính đảng tiên phong khác của mình để làm nên lịch sử.

Lê Công Định

Get paid to share your links!