Wednesday, October 26, 2016

VÌ SAO LÃNH ĐẠO TRUNG ƯƠNG KHÔNG ĐỐI THOẠI VỚI DÂN TRONG VỤ FORMOSA?


Suốt nhiều tháng theo đuổi vụ việc, câu hỏi trên cứ lởn vởn mãi trong đầu tôi.
Thật khó lý giải, bởi lẽ chưa cần nói đến lợi ích cộng đồng xa xôi, mà ngay cả trên phương diện bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, việc lãnh đạo trung ương về gặp mặt và đối thoại với hàng nghìn người dân sẽ rất hiệu quả vì giúp góp phần xoa dịu cơn phẫn nộ của họ.
Nói ngắn gọn, một buổi đối thoại như vậy có sức mạnh của nhiều sư đoàn, chắc chắn sẽ giữ yên trật tự địa phương trong một thời gian tương đối dài.
Thế nhưng vì sao chuyện này đã không xảy ra, ngay cả khi một nửa tứ trụ đã đặt chân lên đất Kỳ Anh trong giai đoạn thảm họa?
Mãi gần đây tôi rút ra được câu trả lời khi đọc bài tường thuật buổi tiếp xúc cử tri trước thềm họp Quốc Hội của ông Nguyễn Phú Trọng - lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản cầm quyền, đồng thời cũng được coi là cây lý luận hàng đầu của đảng này.
Khi bị cử tri hỏi về tham nhũng, ông đã trả lời một câu không thể tệ hơn, ngay cả trên phương diện lợi ích của đảng ông:
"Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh ta"
Ông trả lời thế khác gì ông thừa nhận đảng cộng sản của ông là một đảng tham nhũng về bản chất?
Mà đâu phải lần đầu thế này, những lần trước khi đụng tới các vấn đề nóng bỏng của đất nước, Biển Đông chẳng hạn, ông Trọng cũng có những phát ngôn tệ hại không kém.
Từ đây tôi chợt hiểu rằng, hóa ra ông Trọng và cả các đồng chí khác trong tứ trụ của ông đã quá quen thuộc với những buổi hội nghị rập khuôn đơn điệu, trong đó các ông bà chỉ lên bục đọc diễn văn được soạn sẵn trước một nhóm cử tọa được lựa chọn trong hệ thống, vốn chỉ chờ để rào rào vỗ tay khi các ông phát biểu xong, chứ không phản biện hay tranh luận gì cả.
Trong bối cảnh những buổi hội nghị được sắp đặt như thế mà ông Trọng và các ông bà tứ trụ còn thường xuyên có những phát ngôn ngớ ngẩn, tệ hại như trên, thì thử hỏi nếu đứng trước cử hàng nghìn cư dân địa phương đang phẫn nộ vì bị mất sinh kế với hàng loạt câu hỏi sát sườn thực tế thảm họa, ông Trọng và tứ trụ của ông sẽ 'trụ' được trong bao lâu, nhất là khi xung quanh hàng loạt camera/phone đang chĩa vào đưa tin trực tiếp (livestream)? Họ sẽ xuất hiện ra trước công chúng với bộ dạng thế nào?
Tới đây tôi hiểu vì sao bạo lực là giải pháp duy nhất họ nghĩ đến.
Đơn giản là vì họ sợ đối thoại công khai.
Mà lý do họ sợ thì lại càng đơn giản hơn:
Họ không quen và không được chuẩn bị cho những buổi đối thoại chưa được sắp đặt trước, và nhiều khả năng sẽ mất hết tự tin trước những câu hỏi họ chưa lường trước từ người dân.
--
Tổng bí thư: Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh ta:http://vietnamnet.vn/…/tong-bi-thu-chong-tham-nhung-kho-vi-… 

Nguyen Anh Tuan

Phó bí thư chi bộ chơi lô đề bị XH đen đánh đòi nợ tại trường.


Phó bí thư chi bộ chơi lô đề bị XH đen đánh đòi nợ tại trường.
Đó là ông Bùi Đình Nhưng, giáo viên dạy Văn, phó bí thư chi bộ THCS Vũ Tiến Vũ Thư Thái Bình. Ba thanh niên vào trường đánh bắt ông Nhưng trả tiền 40 triệu đánh lô đề vào sáng 20.10.2016.
Cũng tại trường này khi xảy ra vụ hiệu trưởng đuổi học 3 hs vì tè bậy tháng 5.2016 ông Nhưng không can ngăn mà còn tiếp tay hiệu trưởng rồi viết mẫu đơn xúi phụ huynh tố bậy giáo viên.
http://infonet.vn/thai-binh-thay-giao-bi-thanh-nien-la-mat-vao-tan-truong-hanh-hung-post212277.info

Đỗ Việt Khoa

CÁN BỘ CƯỚP TIỀN CỨU TRỢ TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN, QUẢNG BÌNH



Xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Là một trong những hộ nghèo nhất thôn, bà Văn được đoàn cứu trợ tặng 2 triệu đồng, tuy nhiên số tiền bị cán bộ thôn thu lại, hôm sau trả cho bà 60.000 đồng, cướp mất 1.940.000 đồng bỏ túi riêng.

Tội cưỡng đoạt tài sản, Điều 135 Bộ luật hình sự:

b) Các hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó.

Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe dọa sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ hoặc dọa gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội khác như các mối quan hệ kinh doanh.

Uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Thùy Trang Nguyễn

Get paid to share your links!