Sunday, August 28, 2016

DI SẢN


Sài Gòn ơi, bây giờ sao em ghê thế
Cứ nhớp nhơ như cô gái đến kỳ kinh nguyệt
Mùi hôi tanh*, nước ngập những ngày lũ lụt
Băng vệ sinh nào cứu được em đây?
Hà Nội ngoài này cũng như vậy bấy lâu nay
Nhưng là một gã đàn ông, một tay chơi hư hỏng
Tuyến tiền liệt, lúc ào ạt chảy**, khi thì ứ đọng***
Thích tắm truồng trong những trận mưa
Sài-Hà ơi, biết nói thế nào đây
Chúng ta sống, làm cháu ngoan bác Hồ
Cứ như thế ngoan ngoãn đến hết đời
Im lặng là Vàng, làm di sản để lại cho con.
--------
Chú thích:
(*): Phú Mỹ Hưng ngập trong mùi hôi tanh nồng nặc từ bãi rác khổng lồ ngay cạnh có bề rộng 8km.
(**): Vỡ đường ống nước sạch 18 lần tính đến nay ở Thủ Đô.
(***): Hệ thống cống thoát nước không kịp thoát nước trước những trận mưa lớn dẫn đến Hà Nội thường xuyên ngập lụt - điển hình năm 2008 và các trận mưa mới đây hồi giữa năm 2016.
FB Lê Luân

SỐNG KHỔ

sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sau trận mưa ngày 26/08/2016

Không quan tâm đến chính trị, cũng đồng nghĩa với việc bạn từ bỏ quyền được đảm bảo an toàn và quyền được sống tốt hơn của chính mình, và dành điều đó cho kẻ khác quyết định - mà chắc chắn, và cả thường xuyên, chúng sẽ được thực thi theo hướng tiêu cực. Giống như câu nói của nhà hiền triết Plato, ông nói, kết quả của những người khôn ngoan luôn tìm cách né tránh chính trị là họ sẽ bị cai trị bởi những kẻ ngu (hạ đẳng) hơn mình.
Hà Lan là quốc gia thấp nhất thế giới so với mực nước biển, nơi thấp nhất thấp hơn đến 7m, nhưng nhân dân họ được sống một cách an toàn nhất, không những vậy họ còn làm nhà nổi trên các mặt hồ, vùng biển sát bờ để sinh sống và làm ăn một cách thịnh vượng.
Còn chúng ta, ở những thành phố lớn nhất nước, lại dễ dàng ngập lụt sau những trận mưa vài trăm mm.
Điều sợ nhất không phải là ngập lụt trên thực địa, mà chính là sự ngập lụt trong những tư tưởng bạc nhược, tham lam, lạc hậu và kém trí mà thôi.
Hình ảnh: Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành hồ nước sau trận mưa đêm qua, khiến nhiều máy bay không thể hạ cánh.
FB Lê Luân

Saturday, August 27, 2016

THỬ PHÂN TÍCH SỰ "XẠO LỜ" CỦA VIỆT CỘNG QUA CHIẾC MÁY BAY L39 RƠI TẠI PHÚ YÊN.


Một chiếc máy bay quân sự L39 thuộc Trung đoàn không quân 910 đóng tại Nha Trang, Khánh Hòa ngày hôm qua đã bị hỏng máy và rơi xuống đám ruộng thuộc xã Hòa Thành, Đông Hòa, Phú Yên cách Quốc Lộ 1A vài trăm mét.
Bài báo VNEXpress viết: "Phi công có thể nhảy dù tại thời điểm phát hiện động cơ máy bay L39 hỏng nhưng anh ấy đã cố gắng tận dụng những giây phút cuối cùng, cố gắng điều khiển máy bay ra xa khu dân cư, tránh tổn thất trước khi rơi xuống"
Bài báo nêu lên rằng lãnh đạo Trường sĩ quan Không quân đóng tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Chỉ huy nhiều lần yêu cầu thượng sĩ Trung nhảy dù nhưng học viên phi công được cho là đã tận dụng những giây cuối lái phi cơ ra khỏi khu dân cư, trước khi rơi xuống.
(*) Nếu đúng như bài báo viết thì Thượng sĩ Phạm Đức Trung (22 tuổi, quê Ninh Bình) qua là một "anh hùng" vì đã hy sinh tính mạng để lái chiếc phi cơ (máy bị hỏng) L39 ra khỏi khu vực dân cư, tránh tổn thất cho nhân dân.
Đây không phải là lần đầu Việt Cộng thiêu dệt anh hùng như vậy; Trước đây, vào sáng ngày 7/7 năm 2014, chiếc trực thăng Mi-171 rơi ở khu vực Hòa Lạc, đã khiến 16 người chết, 5 người bị thương, báo chí được lệnh thêu dệt cùng một tiết tấu:
"Trong vụ trực thăng rơi ở Hòa Lạc, người dân đánh giá rất cao tinh thần dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của phi công trong khi đối mặt với cái chết vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay ra khỏi khu dân cư, tránh được thương vong lớn cho người dân." !
Thử tìm hiểu, phân tích KHOA HỌC xem sao về những thiêu dệt nhằm thần tượng hóa những phi công không đủ khả năng như thế nào!
(1) Các bài báo ghi rõ, Vừa cất cánh vào khu vực huấn luyện thì L39 bị hỏng động cơ và chiếc máy bay rơi cách phi trường khoảng 2km! - Khi mới cất cánh thì máy bị hỏng nên máy bay lao xuống cà sát mặt Quốc lộ 1A trước khi phóng qua đám ruộng thuộc xã Hòa Thành, Đông Hòa, Phú Yên.
(2) Phi cơ L39 có vận tối đa là 872km / giờ và vận tốc tối thiểu để cất cánh là 270km / giờ. Chiếc phi cơ rơi xuống cách phi trường không xa lắm, chỉ có 2km đường chim bay. Chúng ta thử làm bài tính nhẩm thì ở khoảng cách 2km với vận tốc 270km / giờ thì chỉ có hơn 26 giây để suy nghĩ. Còn trường hợp đã lên trên cao thì máy bay L39 buộc phải giữ vận tốc quân bình là 400 km, và nếu là 400km / giờ thì phi công chỉ còn 18 giây trước khi máy bay chạm đất.
(3) Trường hợp khác là chiếc L39 bay thẳng đứng cất cánh thì tối đa không gian cách mặt biển bắt buộc phải dưới 16,000 ft (4.8km) để tránh áp suất, và nếu rơi thẳng đứng xuống theo hình tam giác thì trường hợp này phi công không thể tự điều khiển ra khỏi khi vực dân cư mặc dù có hơn 40 giây trước khi chạm đất.
(*) Tóm lại cho tất cả trường hợp thì khả thi nhất là phi công chỉ có khoảng trên dưới 20 giây trước khi máy bay chạm đất thì thời gian này có đủ để liên lạc không lưu qua lại và lái khỏi khu vực dân cư hay không ???
FB Nguyễn Thùy Trang

Get paid to share your links!