Thursday, June 23, 2016

Sai phạm 657 tỷ đồng ở dự án đường 5 kéo dài, ai chịu trách nhiệm?


Dự án đường 5 kéo dài đã bị chậm tiến độ 6 năm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,1 nghìn tỷ đồng so với mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Ngày 22/6, tại Thông báo kết luận thanh tra dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội), Thanh tra Chính phủ cho biết, đã phát hiện sai phạm về tài chính số tiền 658 tỷ đồng.
Chậm 6 năm, đội vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng
Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui – cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long (Hà Nội) thuộc dự án nhóm A, do Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn làm chủ đầu tư. Dự án có tầm quan trọng đặc biệt về giải quyết mạng lưới giao thông thành phố Hà Nội, kết nối khu vực kinh tế, khu công nghiệp, đô thị và giao thông liên tỉnh, khu vực phía Bắc.
Theo quyết định số 1881 ngày 15/4/2005 của UBND TP Hà Nội, dự án được thực hiện trong 3 năm (từ 2005-2008) và được Thủ tướng chấp thuận trong danh mục các dự án công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. 
Tuy nhiên, dự án đã bị chậm tiến độ 6 năm (đến năm 2014 dự án mới thông xe), phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,1 nghìn tỷ đồng so với mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ rõ một số nguyên nhân làm tăng tổng vốn đầu tư dự án lên hơn 3 nghìn tỷ đồng, đó là nhiều hạng mục công trình điều chỉnh dự toán không tuân thủ quy định để giá trị dự toán vượt quá cao. 

Quốc lộ 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội) đội vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Như Ý

Đặc biệt, gói thầu số 13 khi thay đổi thiết kế kỹ thuật – dự toán, thay đổi nhà thầu phụ đã tăng giá trị quá cao, chậm tiến độ 2 năm… Mặt khác, việc thiếu quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng cũng là nguyên nhân khiến dự án bị chậm trễ, kéo dài. 
Đáng chú ý, việc tổ chức giải phóng mặt bằng đối với đất dân cư, cơ quan tổ chức và các công trình trên tuyến kéo dài cho tới năm 2014. Hơn nữa, công tác quản lý giá thành đầu tư yếu cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư, lãng phí ngân sách nhà nước.
Vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư
TTCP cho rằng, việc tổ chức quản lý, điều hành dự án có nhiều hạn chế, nhiều vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư; một số nội dung chưa tuân thủ quy trình, trình tự thủ tục đầu tư, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện dự án. 
Đặc biệt, vai trò trách nhiệm của một số lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã được phân công trong chỉ đạo điều hành không xử lý kịp thời, vi phạm nguyên tắc, thiếu quyết liệt đối với những tồn tại phát sinh khi thực hiện dự án. Qua thanh tra đã phát hiện việc chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho một số tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định với số tiền hơn 77 tỷ đồng.
Cũng theo TTCP, tổng số tiền sai phạm về tài chính được phát hiện qua thanh tra là gần 657,9 tỷ đồng, trong đó số tiền hơn 273 tỷ đồng đã được xác định, số còn lại hơn 384 tỷ đồng (gói thầu 12 là 48,2 tỷ đồng và gói thầu 13 là 336 tỷ đồng) cần phải tính toán chi tiết cụ thể để xử lý.
Cùng yêu cầu về xử lý tài chính, TTCP cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định, nhất là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý theo phân công, phân cấp trong cả quá trình triển khai dự án.
Đồng ý với kiến nghị của TTCP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khuyết điểm, sai phạm có biện pháp khắc phục và báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/6.

Theo VTC News

LỊCH SỰ KIỂU MỸ

nguồn ảnh : FB Lich sử VN qua ảnh
Hồ Chí Minh là tên "Nói Dốc" siêu việt, là cha đẻ của Đảng Cộng Sản Dốc Láo Việt Nam. Xét thấy trình độ nói dốc của HCM  là SUPER-LIAR  không ai sánh bẳng, nên Đảng Cộng Sản đã ra sức vận động phong trào " học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM".  "Lịch Sự Kiểu Mỹ" là một trong những bài báo được ông ông ta viết với bút danh "T.L.". Chắc có lẻ HCM được phân công "kiểm tra" những vật dụng sau buổi tiệc chiêu đãi của Ông Ken, nên HCM biết rấ chính xác sô lượng ly tách, khăn lau miệng... Đặc biệt là HCM còn biết rõ áo choàng của người phục vụ được ăn cắp để sửa thành "áo tắm" mới ghê. Hơn nữa kiến thức của HCM thật đáng khâm phục, ông ta dùng từ "áo choàng của người phục vụ" để chỉ cái "tạp dề" của những người bồi bàn. Nghe nói, HCM cũng rất giỏi tiếng nước ngoài, đặ biệt là tiếng Pháp, và cũng từng có kinh nghiệm về lĩnh vực phụ bếp trên tàu Pháp (https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh#Th.E1.BB.9Di_k.E1.BB.B3_1911-1919), không lẻ ông không phân biệt được cái tạp dề có nghĩa tiếng Pháp là tablier và áo choàng có nghĩa là manteau hay sao?   

*Nếu ai thắc mắc về bút danh "T.L." có đúng hay không thì xin vô đây tham khảo.(http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/8040/PreTabId/465/Default.aspx)


TL.

TẠI SAO VIỆT CỘNG LẠI PHẢN ĐỐI VIỆC PHONG THÁNH CHO 117 THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM?

Ảnh của Lịch sử Việt Nam qua ảnh.
Ảnh: Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Augustin Schoeffler Đông, ngày 01-05-1851 tại Sơn Tây
19/6/1988 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho 117 nhân vật tử đạo Việt Nam, hành động này bị chính phủ Việt Nam phản đối.
Khi được tin về việc tuyên thánh, chính phủ Việt Nam lên tiếng phản đối và cho rằng, trong số những người sẽ được tuyên thánh, có nhiều người là tay sai của đế quốc, lót đường cho Pháp đô hộ Việt Nam từ năm 1884. Tuy nhiên, theo quan điểm của phía Công giáo thì họ là những tín hữu đã chết vì lí do tín ngưỡng, họ bị hành quyết bởi bản án do chính tay vua, hay đại diện triều đình thời đó ký nhận. Không có bằng chứng nào cho thấy bản án này có liên quan đến chính trị, ngược lại, chỉ trưng ra lý do duy nhất: các giám mục, linh mục trong số bị kết án vì họ là đạo trưởng (giáo sĩ), các giáo dân bị kết án vì họ không chịu bỏ đạo Công giáo, không chịu bước qua cây thập giá. Nói cách khác, lý do được công khai tuyên bố có tính cách hoàn toàn tôn giáo.[1] Hà Nội nhận định, việc tuyên thánh này sẽ làm cho mối liên lạc giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thêm căng thẳng. Đài tiếng nói Việt Nam đọc lệnh của chính phủ, cấm người Công giáo cử hành lễ tuyên thánh này. Các Giám mục lẫn giáo dân Việt Nam cũng không được chính quyền cho phép sang Vatican dự lễ. Trong khi đó, khoảng hơn 10 ngàn người Công giáo Việt Nam ở hải ngoại (chủ yếu sau sự kiện thuyền nhân), nhiều người từ Pháp, Tây Ban Nha đã đến Vatican để dự lễ vì trong số người được tuyên thánh có đồng hương và đồng bào của họ.
Theo lời Đức Ông Vinhson Trần Ngọc Thụ - cáo thỉnh viên án tuyên thánh thì: theo thông lệ, khi xin nhật kì tuyên thánh, bao giờ cũng phải dự tính sẵn 3 ngày, để đề phòng trường hợp Tòa Thánh đã có chương trình xếp đặt nào khác thì phải thay đổi theo. Lễ tuyên thánh Việt Nam đã xin vào ngày 29 tháng 6 năm 1988 - trùng lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, nhưng người ta khuyến cáo không nên chọn vào ngày đó vì sẽ bị lễ hai Thánh quá lừng danh này lấn át mất. Sau đó có dự tính chuyển sang ngày Chủ nhật 26 tháng 6 nhưng cũng không ổn, vì hôm đó Giáo hoàng phải đi công du bên nước Áo. Chỉ còn ngày Chủ nhật 19 tháng 6, nghĩa là xếp trước cuộc công du của Giáo hoàng một tuần lễ, vì trước và sau ngày đó không còn cách nào khác. Đây là lí do duy nhất và dễ hiểu cho việc chọn ngày lễ tuyên thánh tử đạo Việt Nam là ngày 19 tháng 6, chứ không hề có chuyện nghĩ tới, hay là mảy may muốn kỉ niệm Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
---
Các trường hợp mới được phong:
Ngày 5 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong thầy giảng Anrê Phú Yên lên bậc chân phước. Thầy Anrê sinh năm 1625 tại tỉnh Phú Yên, được cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) rửa tội năm 15 tuổi, tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644 bằng hình thức đâm và xử trảm. Thầy được coi như là vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Các trường hợp đang được xem xét:
Hiện nay, hơn 10 ngàn hồ sơ tuyên thánh của các tín hữu Công giáo Việt Nam đang được lưu giữ trong văn phòng của Thánh Bộ Tuyên Thánh ở Vatican. Ngoài ra từ năm 2012, cuộc điều tra tuyên Thánh cấp giáo phận cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành. Ông chịu tử đạo ngày 12 tháng 3 năm 1946 tại giáo họ Tắc Sậy, giáo phận Cần Thơ, thuộc xã Tân Phong, Giá Rai, Bạc Liêu. Có nhiều nguồn tin cho rằng, việc phong thánh cho cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp gặp khó khăn vì Cha bị Việt Minh giết.

Theo trang Lịch Sử Việt Nam qua ảnh


Get paid to share your links!