Đảng Cộng Sản chúng giả khờ, bám vào cái xác thúi ở Lăng Ba Đình để cố giữ cái ghế độc tài của chúng. Chúng đã đưa đất nước từ nói chung và miền Nam nói riêng từ chỗ thinh vượng thành điêu tàn như hiện nay mà chúng còn gống họng lên mà tự hào. Đồ Cộng Sản Thối. Chúng bây còn bám vô cái xác thúi đó để mị dân đến khi nào. Ông ta đi tìm đường cứu nước hay tìm đường bán nước? Chúng bây vào đây mà xem Trần Đỉnh - người viết hồi ký cho cái ông mà chúng bây phong là "Bác" nói gì về Ông "Bác" của chúng bây nhe.
(https://www.youtube.com/watch?v=QnmiGmju5ak)
KỶ NIỆM 105 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Bước tiếp con đường Bác đã chọn
TTO - “Bác nói độc lập mà không được tự do, hạnh phúc thì độc lập không còn ý nghĩa. Như thế là dân ta phải tiếp tục con đường cứu nước của Bác, không ai được phép lơ là”
Ngày 3-6 tại TP.HCM, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Hồ Chí Minh - Tầm nhìn thời đại”.
Tham dự hội thảo có ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương; ông Đinh La Thăng - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Nguyễn Thành Phong - ủy viên Trung ương Đảng, chủ tịch UBND TP; các vị nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP.HCM, các ban ngành, đoàn thể qua các thời kỳ cùng đông đảo những nhà nghiên cứu, nhà khoa học.
Chúng ta chưa hiểu hết con đường cứu nước
của Bác
“Con đường cứu nước Bác vạch ra còn dài rộng lắm. Đâu phải chỉ đánh đuổi hết giặc ngoại xâm, giành được độc lập, thống nhất là xong. Trong tình hình mới hiện nay vẫn phải tiếp tục con đường cứu nước của Người. Đừng bao giờ từ bỏ con đường ấy” - lời nhắn nhủ xuất phát từ tận tâm can của nhà cách mạng lão thành Nguyễn Thọ Chân (nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội), khiến những ai tham dự đều hướng lòng mình suy nghĩ, trăn trở về những việc còn bề bộn, những mặt còn tồn tại của đất nước chưa được như mong muốn của Người.
Theo ông Nguyễn Thọ Chân, tư tưởng Hồ Chí Minh rất thống nhất, rõ ràng trong đối nội và đối ngoại.
“Bác hiểu tư tưởng bành trướng của nước lớn, mình giao hảo đấy nhưng phải luôn cảnh giác, đề phòng cao độ. Bởi có khi người ta “bề ngoài thơn thớt nói cười” mà “bên trong nham hiểm giết người không dao”.
Đừng vì lời nói mỹ miều của họ mà vội tin, vội chộp lấy làm bạn” - ông Chân nhắc lại lời Bác dặn.
Ông cũng cho rằng lúc sinh thời, Bác Hồ đã chỉ ra ba thứ giặc rất nguy hiểm là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, phải quan tâm chú ý chuyện “trong nhà”.
Nhìn lại thực tế ngày hôm nay, trong nội bộ vẫn còn tồn tại tệ quan liêu, lãng phí, tham ô, lừa đảo. Đây đều là những tai họa mà chúng ta vượt qua rất gian khổ, là nỗi lo toan thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Theo ông Nguyễn Thọ Chân, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề mà soi rọi lại tư tưởng, lời dạy của Bác sẽ thấy chúng ta còn chưa hiểu sâu, chưa hiểu hết con đường cứu nước của Bác, chưa thật sự học Bác.
“Bác nói độc lập mà không được tự do, hạnh phúc thì độc lập không còn ý nghĩa. Như thế là dân ta phải tiếp tục con đường cứu nước của Bác, không ai được phép lơ là” - ông Chân
nhấn mạnh.
Có cùng suy nghĩ này, bà Phạm Phương Thảo - nguyên chủ tịch HĐND TP - trăn trở: “Chúng ta phát động phong trào học và làm theo Bác đã 10 năm nhưng kết quả vẫn chỉ mới dừng lại ở chuyển biến bước đầu”.
Theo bà Thảo, những chuyển biến quan trọng nhất về đạo đức và phong cách lại chưa rõ, chưa sâu. Cán bộ ta học hàm, học vị, bằng cấp ngày càng nhiều mà tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ dân vẫn còn nhiều vấn đề.
Không ngại bất cứ trở lực nào ngăn cản sự tiến bộ
Trong tham luận của mình, Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng nhắc lại: “Bác đã chỉ rõ: Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng.
Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính”.
Từ lời dạy trên của Bác Hồ, ông Thăng bày tỏ lòng quyết tâm: “Bám sát lời dạy của Bác, chúng ta không ngại bất cứ trở lực nào ngăn cản sự tiến bộ, nhất là khi sự tiến bộ đó lấy sự phồn thịnh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu và động lực”.
Theo ông Thăng, một trong những việc quan trọng cần tập trung là thực hành dân chủ rộng rãi, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính, rèn luyện tác phong nói là làm, nói đi đôi với làm cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Cần phải chỉ rõ những cá nhân, bộ phận chưa thật sự vì dân hành động khiến công việc bê trễ, gây lãng phí xã hội.
“Tham nhũng đang là một quốc nạn thực sự. Nó hủy hoại mọi sự tốt đẹp, kìm hãm phát triển, gây mất niềm tin và mất an ninh xã hội.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà tôi muốn nhấn mạnh là phải loại ra khỏi bộ máy những người tham nhũng, nhũng nhiễu dân, những cường hào mới” - ông Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Bàn về giải pháp, ông Thăng cho rằng chúng ta phải truy lùng tệ nạn này đến cùng, bằng việc huy động lực lượng đông đảo từ người dân.
Từ thực tế những vụ việc phát hiện cho thấy ngoài hình thức tham nhũng trực tiếp dễ thấy, có biểu hiện cấu kết chặt chẽ thành một nhóm người để thực hiện hành vi tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính sách, tác động đến cơ chế để thu lợi bất chính và thoát tội một cách tinh vi.
Ông Thăng cho rằng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải là nói thật hay những điều cao xa bằng thứ ngôn ngữ chải chuốt mà phải bắt đầu từ những việc cụ thể ích nước lợi dân mà mọi người đều nhìn thấy.
Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM bày tỏ mong muốn: “Kỷ niệm 105 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước là dịp cho chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã đi qua, suy ngẫm về chặng đường sắp tới dưới ánh sáng tư tưởng của Người.
TP mà chúng ta muốn xây dựng phải là TP hòa bình, không có bạo lực, ngày càng vắng bóng các tệ nạn xã hội; một TP mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân đến để trực tiếp trải nghiệm những giá trị sống mà họ mong muốn”.
|
Monday, June 6, 2016
BỌN CỘNG SẢN - CHÚNG CÒN BÁM VÀO CÁI XÁC THÚI Ở BA ĐÌNH ĐẾN KHI NÀO?
Dân Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn
Tin và ảnh RFI
Hàng chục ngàn người dân Hồng Kông đã tập hợp vào đêm 04/06/2016, thắp nến tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, khi các sinh viên đấu tranh vì dân chủ bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp.
Nối tiếp truyền thống hàng năm, công viên Victoria Hồng Kông đêm qua chìm trong biển nến. Theo ban tổ chức, khoảng 125.000 người tham dự vào cuộc tưởng niệm năm nay, ít hơn 7.000 người so với năm ngoái. Theo cảnh sát, cuộc tưởng niệm tập hợp khoảng 22.000 người.
Người tham dự hát vang những bài ca tranh đấu và giương khẩu hiệu « Hãy chiến đấu đến cùng ». Trên các màn khổng lồ là hình ảnh những ảnh đàn áp đẫm máu nhắm vào các sinh viên tại Thiên An Môn năm xưa. Tham gia vào cuộc tưởng niệm có rất nhiều người rất trẻ, sinh ra sau biến cố này. Sau cuộc tập hợp, hàng trăm người đã tiến về phía Văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông, với các khẩu hiệu yêu cầu chính quyền Trung Quốc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm. Họ đốt nhiều hình nộm của những quan chức Trung Quốc, thủ phạm của vụ thảm sát.
Dịp tưởng niệm năm nay tại Hồng Kông diễn ra trong bối cảnh có một số phản đối từ phía giới trẻ. Nhiều thành viên của các phong trào đòi quyền tự trị thực sự cho Hồng Kông, thậm chí độc lập cho Hồng Kông, mới nổi lên trong những tháng gần đây, đã kêu gọi tẩy chay sự kiện này, và tổ chức nhiều hoạt động khác, đặc biệt là các thảo luận về tình hình chính trị Hồng Kông. Theo Reuters, khoảng 2.000 sinh viên đã tham gia thảo luận tại các trường đại học. AFP cho biết, một nhóm đòi độc lập cho Hồng Kông thậm chí đã sử dụng một khán đài của cuộc tưởng niệm tại công viên Victoria để phổ biến yêu sách đòi độc lập.
Riêng tại Bắc Kinh, nhiều nhà tranh đấu đã bị quản thúc tại gia, hoặc bị câu lưu, an ninh tại quảng trường Thiên An Môn được siết chặt. Trong tuần này, tổ chức các Bà Mẹ Thiên An Môn, gồm mẹ của những sinh viên bị giết hại, đã công bố một bức thư ngỏ, lên án thái độ dìm quá khứ trong im lặng của chính quyền Bắc Kinh và « 27 năm khủng bố trắng ».
Tại Đài Loan, tân tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), vừa nhậm chức tháng trước, lên tiếng trên Facebook, kêu gọi chính quyền Trung Quốc « đừng sợ hãi nền dân chủ ». Quốc Hội Đài Loan, do đảng Dân Tiến nắm giữ, vừa nhóm họp, lần đầu tiên có phút mặc niệm, để tưởng nhớ các sinh viên Mùa Xuân Bắc Kinh.
Cách nay 27 năm, vào đêm mùng 3, rạng sáng mùng 4 tháng 6 năm 1989, quân đội Trung Quốc được lệnh nổ súng vào hàng ngàn sinh viên, có mặt trên quảng trường Thiên An Môn từ nhiều tuần lễ, để đòi chính quyền cải cách dân chủ. Theo một số ước tính, có đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn thanh niên đã bị giết hại đêm hôm đó. Sự kiện Thiên An Môn là một húy kị tại Hoa lục. Đặc khu hành chính Hồng Kông là nơi duy nhất tại Trung Quốc cử hành tưởng niệm biến cố Thiên An Môn, với rất đông người tham dự.
Sunday, June 5, 2016
NGÀY 7/6/2016: XỬ PHÚC THẨM VỤ CÔ GIÁO KIỆN HIỆU TRƯỞNG
Đúng 08 giờ ngày 07/6/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Cô giáo kiện hiệu trưởng vì bị trù dập”. Vụ án này kéo dài hơn ba năm nhưng đến nay mới đem ra xử phúc thẩm.
Nội dung vụ án như sau: Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ tốt nghiệp khoa hóa Trường đại học sư phạm Sài Gòn năm 1980, cô Đệ là một giáo viên có trình độ chuyên môn cao nên được phân bổ về giảng dạy môn hóa học tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh.Năm học 2006 - 2007, cô Đệ phát hiện nhiều giáo viên Tổ hóa thường xuyên ra đề sai, có nhiều việc làm khuất tất, gây áp lực đối với học sinh để dạy thêm, cô Đệ có ý kiến với bà Đinh Thị Tuyết - Tổ trưởng tổ hóa và ông Nguyễn Tấn Hào - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh nhưng không được giải quyết.Sau đó, cô Đệ viết đơn tố cáo chống tiêu cực gửi đến Giám đốc Sở giáo dục tỉnh Phú Yên, yêu cầu giải quyết và xử lý tiêu cực nhưng không được giải quyết, mà ngược lại còn chỉ đạo ông Hào và bà Tuyết xử lý kỷ luật cô Đệ với nhiều hình thức khác nhau và cuối cùng là đuổi cô Đệ ra khỏi trường không cho dạy học.Từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2012, ông Hào đã chỉ đạo kế toán cắt toàn bộ các khoản lương, phụ cấp đứng lớp, bảo hiểm y tế của cô Đệ suốt 17 tháng liền, trong khi hoàn cảnh cô Đệ rất khó khăn túng thiếu, chồng chết sớm, một mình phải bươn chải nuôi hai con nhỏ còn đang lứa tuổi đến trường.Dù bị đuổi dạy nhưng vì yêu nghề mỗi ngày hai buổi cô Đệ vẫn đến trường, nhưng không được bố trí đứng lớp. Trong một thời gian dài ông Hào nhiều lần ra lệnh cho bảo vệ, tạp vụ xúc phạm nhân phẩm và xâm hại thân thể của cô Đệ ngay tại trường.Trước toàn thể Hội đồng sư phạm, ông Hào ra lệnh cấm các đồng nghiệp giao tiếp với cô Đệ, một lần cô Đệ vào dự họp thì ông Hào chỉ đạo nhân viên tạp vụ bế cô Đệ ném ra ngoài đường khiến cô Đệ hết sức đau đớn và tủi nhục…
Qua 7 lần mở phiên tòa, ngày 01/12/2015 Tòa án thành phố Tuy Hòa xử sơ thẩm và tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cô Nguyễn Thị Minh Đệ, buộc Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh trả cho cô Đệ 61.874.624 đồng phụ cấp đứng lớp và bồi thường tổn thất tinh thần 4.600.000 đồng.Dưới đây là hình cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ tại phiên tòa sơ thẩm ngày 01/12/2015 và lịch xử phúc thẩm.
Qua 7 lần mở phiên tòa, ngày 01/12/2015 Tòa án thành phố Tuy Hòa xử sơ thẩm và tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cô Nguyễn Thị Minh Đệ, buộc Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh trả cho cô Đệ 61.874.624 đồng phụ cấp đứng lớp và bồi thường tổn thất tinh thần 4.600.000 đồng.Dưới đây là hình cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ tại phiên tòa sơ thẩm ngày 01/12/2015 và lịch xử phúc thẩm.
bài và ảnh FB Đôn An Võ
Subscribe to:
Posts (Atom)