Wednesday, September 5, 2018

Giáo dục khai phóng


Einstein anh mình đã từng nói: "Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu cứ đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.” Có nghĩa là ai cũng sẽ giỏi một việc gì đó, chỉ là chưa được phát hiện và phát huy đúng mức. Đôi khi, đi đường sai sẽ vào ngõ cụt, như mình, sau 4 năm đại học, 2 năm thạc sỹ, 1 năm sư phạm, nhận ra không thể sửa xe ô tô hay là đứng bục giảng được, mà chém gió dạy đời lòe thiên hạ có khi hợp hơn.

Giáo dục khai phóng (liberal arts - liberal education) là cách giáo dục tổng quát, nhằm tạo ra một con người tự do, độc lập, có tư duy phản biện sâu sắc và có nền tảng để tiếp nhận kiến thức, kỹ năng phù hợp nhất.

Các môn học khai phóng nguyên bản có từ thời Hy Lạp cổ đại là: Phần đầu, tam khoa, bao gồm Ngữ pháp, thuật Hùng biện, và Luận lý (logic). Nó dạy nghệ thuật đọc và viết, nghệ thuật nghe và nói, và nghệ thuật tư duy hợp lý. Phần còn lại, tứ khoa, bao gồm Số học, Hình học, Thiên văn học và âm nhạc. (đoạn này copy của con Chính ghẻ)

Mô hình giáo dục khai phóng, tỏ rõ hiệu quả trong việc thúc đẩy tiềm năng của một người trở thành thành tựu thực tế. Khi đó, thầy giáo không còn đơn thuần là người dạy áp xuống nữa, mà thành người hướng dẫn, người dẫn dắt, để người học có thể tự tìm ra. Đây là kiểu của bọn Mỹ và gần đây là Tây Âu rất thích áp dụng, khi mà chương trình học cơ bản trước năm 18 tuổi khá là đơn giản, nhằm tạo nền tảng chung, phát huy tìm tòi khả năng mỗi người, sau đó lên đại học, mới đi vào chuyên sâu, sâu cmn lút cán luôn. VN thì ngược lại, cấp 3 học như trâu với đạo hàm tích phân lượng tử oxy hóa khử, lên đại học toàn chơi, cuối cùng đa số ra trường đéo biết cc gì cả, đi làm với cái đầu rỗng.

Ngược lại với giáo dục khai phóng là nền giáo dục dưới mái trường XHCN, đây là kiểu giáo dục tạo ra khuôn mẫu, đồng phục, ai cũng như ai, không phản kháng, không ý kiến, thầy là chân lý, đứa nào cãi là phản động. Kết quả là 90% đều cảm thấy mình quá ngu khi không thể làm được chuyện đơn giản nào đó mà bạn bè có thể làm, ví dụ như giải một bài lượng giác kết hợp logarit kèm đạo hàm khai căn bậc 3. Bù lại, nền giáo dục này rèn luyện cho chúng ta khả năng chịu đựng, kềm chế và kiên nhẫn vô bờ bến, cũng có ích cho hành xử với sếp sau này.

Trở lại với chuyện ngôn ngữ tiếng Việt, thể loại này là cái cãi nhau như mổ bò mà cuối cùng chả ra ngô khoai gì cả, ngay cả các nước phát triển. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN, tổng thể tiếng Việt khá phức tạp, từ đánh vần, âm vị, phụ âm, nguyên âm, phụ âm ghép, nguyên âm ghép ... Nếu không phải chuyên gia, viết hoài vẫn sai là bình thường. Nhưng nếu theo quy tắc cơ bản thì đọc hiểu vẫn ổn, trừ chuyện đánh vần và phát âm chữ cái. Mỗi thời mỗi kiểu, 10 - 20 năm lại đổi 1 lần, chả hiểu đổi để làm gì. Đổi có ảnh hưởng gì hòa bình thế giới không, có chống tham nhũng được không, có giảm nợ công không, có phát huy năng lực bản thân, đào tạo ra những người xuất sắc không? Nếu không thì dẹp mẹ đi, để dành nguồn lực làm chuyện khác, như nâng cao khả năng sửa điểm thi sao cho không lộ chẳng hạn.

Ngôn ngữ là thuộc dạng giáo dục nền tảng, nên cần thống nhất bền vững, quyết cái gì quyết một lần thôi, rồi cứ thế mà làm. Đừng để phụ huynh không thể dạy con mình và mỗi lần lật sách giáo khoa ra là gào lên tôi là ai, đây là đâu, chuyện gì đang xảy ra.

Người ta đã áp dụng giáo dục khai phóng từ trăm năm nay, còn chúng ta vẫn cứ loay hoay cãi nhau với giáo dục tòng thị phóng, lộn hết cả mề.
Bùi An


Source: Man has an good idea to water by using a fan. by Smallworld

No comments:


Get paid to share your links!