Sau gần 45 năm kể từ chiến tranh thế giới thứ II, người dân Cộng hòa dân chủ Đức cũ đã thức tỉnh và hiểu ra rằng thể chế xã hội chủ nghĩa mà nhà nước CHDC Đức theo đuổi là ảo tưởng hảo huyền, mặc dầu tư tưởng XHCN này có từ một người Đức tên là Karl Marx sinh ra và lớn lên ở thành phố Trier. Không thể kiên nhẫn hơn nữa, tại thành phố Leipzig, năm 1989 họ đã xuống đường đấu tranh tìm đến con đường tự do dân chủ và kết quả là bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất, cả khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng tan rã theo. Một điều may mắn cho dân tộc Đức là quân đội và công an nhận thức được rằng nhân dân là chủ bởi vậy họ đã quyết định đứng về phía nhân dân để tránh đổ máu.
Hơn 29 năm sau nước Đức thống nhất phát triển đi lên, giờ đây Đức là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, tình hình xã hội ổn định, phúc lợi xã hội được quan tâm cao, sự chênh lệc kinh tế hai miền Đông Đức và Tây Đức gần như cân bằng. Người dân Đức được sống trong một xã hội tự do dân chủ tam quyền phân lập văn minh thịnh vượng.
Cũng như Đức, Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo năm 1962 chống lại bà Aung San Suu Kyi đã kết thúc giai đoạn dân chủ. Chế độ độc tài quân chủ cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Miến Điện. Cùng trong khoảng thời gian này hàng trăm cuộc biểu tình do các nhà sư, sinh viên, các tổ chức tự do dân chủ chống chính phủ độc tài đẫm máu xẩy ra. Xã hội bất ổn,
Chế độ độc tài quân chủ, một nhà nước độc tài độc đảng trị đã đẩy Myanmar từ một nước dân chủ thịnh vượng xuống vực thẳm đói nghèo xã hội bấn ổn, tham nhũng tràn lan, các nhóm lợi ích thống trị ra sức đục khoét tiền của nhân dân. Vi phạm nhân quyền trở nên trầm trọng. Tự do báo chí, tự do ngôn luận bị cấm đoán. Nền tư pháp hoạt động dưới sự điều hành chế độ quân chủ và đối lập chính trị với chính phủ quân chủ công an trị bị bắt bớ tù đày. Truyền thông một chiều, thông tin mạng bị hạn chế tối đa, hạn chế đa số các trang chính trị đối lập và ủng hộ dân chủ đa nguyên đa đảng, chống tham nhũng. Chế độ độc tài ra sức đàn áp bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến.
Không riêng gì vấn đề trong nước mà đối ngoại Myanmar gặp rất nhiều khó khăn, thời kỳ độc tài quân chủ Myanmar rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan Sau khi bị các nước Phương tây cấm vận, Myanmar nghiêng hẳn về phía Trung Quốc nước láng riềng cùng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa hòng cố níu lấy đảng XHCN quân chủ. Thời gian này Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Myanmar, nền kinh tế Myanmar hầu như lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng không lâu sau đó nhà nước độc tài Myanmar nhận thấy các dự án đầu tư từ Trung quốc lợi ít hại nhiều, gây ô nhiểm môi trường trầm trọng. Không những thế, Trung Quốc còn lợi dụng đầu tư kinh tế di dân ồ oạt tràn lan vào Myanmar mà đỉnh điểm là cuộc nội chiến gữa dân tộc tiểu số người Hoa và người Myanmar tại biên giới Myanmar - Trung Quốc.
Đỉnh cao là vào năm 1988, quân đội và cảnh sát Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ, tham nhũng và sự áp bức chính trị. Thậm chí quân đội công an nổ súng vào những người biểu tình trong đó có các nhà sư và sinh viên. Tuy nhiên, ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, biểu tình cũng đã dọn đường cho cuộc bầu cử tự do năm 1990. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% số ghế trong Quốc Hội. Cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Bà Aung San Suu Kyi được Quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanmar.
Không như một vài số nước còn lại trên thế giới đang còn vẫy vùng giẩy chết bởi cái chủ nghĩa ảo tưởng hảo huyền viễn vông như Bắc Triều Tiên, Venezuella, Việt Nam.. mà phải chăng đây là một sự may mắn cho dân tộc Myanmar, sau 30 năm giới độc tài Myanmar đã tỉnh ngộ sớm nhận ra sai lầm trước sức ép quần chúng nhân dân. Dân tộc trường tồn đảng phái chỉ tức thời, những kẻ độc tài đã tự chuyển biến từ độc đảng sang thể chế tự do dân chủ đa nguyên đa đảng, đưa dân tộc Myanmar thoát khỏi vũng bùn chủ nghĩa xã hội bước vào một kỷ nguyên mới tươi sáng.
Myanmar hôm nay chỉ trong vài năm qua, chỉ số tự do báo chí tăng hơn 40 bậc, tình trạng tham nhũng bị đẩy lùi, lượng du khách tăng trung bình tới 42% mỗi năm và theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Myanmar sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 9,5% vào năm 2030, trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Đức hay Myanmar, Châu Âu hay Châu Á trình độ dân trí thấp hay cao, thiên chúa giáo hay phật giáo, duy chỉ có một nền tự do dân chủ tam quyền phân lập thực sự thì mới mang lại xã hội công bằng dân chủ văn minh thịnh vượng ấm no hạnh phúc, dân tộc mới được mãi trường tồn.
(Shared từ Philip Nguyen)
No comments:
Post a Comment