ảnh minh hoạ |
Từ bệnh viện công tới phòng khám tư, từ trung tâm y tế dự phòng huyện đến trạm y tá xã, không nơi nào cho tôi được thực hiện giấc mơ thành bác sĩ.
Tháng 6 vừa qua, sau 6 năm vất vả học hành, cuối cùng tôi cũng cầm được trên tay mảnh giấy chứng nhận tốt nghiệp từ trường đại học Y Thái Bình. Mảnh giấy mỏng manh ấy là công sức 6 năm rèn giũa, là giọt mồ hôi của bố trên mỗi nẻo đường chạy xe ôm, là công lao của mẹ một nắng hai sương trên cánh đồng mỗi vụ gặt thuê cho người ta dù nhà không làm nông và mẹ có lương hưu. Nhưng tấm bằng bác sĩ dự phòng không cho tôi được trở thành bác sĩ mặc áo blouse, đeo ống nghe như người đời vẫn tưởng.
Tấm bằng ấy lại oằn lên tấm lưng gầy của mẹ của cha khi mà không nơi nào nhận một bác sĩ dự phòng. Từ bệnh viện công tới phòng khám tư, từ trung tâm y tế dự phòng huyện đến trạm y tá xã, bố mẹ cùng tôi vất vả ngược xuôi mang hồ sơ tới gõ cửa từng nơi, cầu cạnh từng người mà tất cả nhận về chỉ là cái lắc đầu. Có khi đó là cái lắc đầu đầy ái ngại rằng chỗ họ đã đủ người, có lúc lại là cái lắc đầu đầy khinh miệt rằng bác sĩ dự phòng là cái gì, ở đây chỉ tuyển bác sĩ đa khoa thôi. Không nơi nào cho tôi được thực hiện cái giấc mơ từ những ngày còn thơ là chữa bệnh cứu người.
Tấm bằng ấy lại oằn lên tấm lưng gầy của mẹ của cha khi mà không nơi nào nhận một bác sĩ dự phòng. Từ bệnh viện công tới phòng khám tư, từ trung tâm y tế dự phòng huyện đến trạm y tá xã, bố mẹ cùng tôi vất vả ngược xuôi mang hồ sơ tới gõ cửa từng nơi, cầu cạnh từng người mà tất cả nhận về chỉ là cái lắc đầu. Có khi đó là cái lắc đầu đầy ái ngại rằng chỗ họ đã đủ người, có lúc lại là cái lắc đầu đầy khinh miệt rằng bác sĩ dự phòng là cái gì, ở đây chỉ tuyển bác sĩ đa khoa thôi. Không nơi nào cho tôi được thực hiện cái giấc mơ từ những ngày còn thơ là chữa bệnh cứu người.
6 năm học là cả một chặng đường chông gai, thức bao đêm trực bệnh viện, học bao nhiêu kiến thức cứu người. Không lẽ chữa bệnh thì cần mà phòng bệnh thì không? Tôi đọc báo thấy Việt Nam mình còn thiếu 9.000 bác sĩ y học dự phòng, ấy vậy mà mặc cho chạy đôn chạy đáo bao nơi, chẳng nơi nào họ cần mình. Cảm giác là người vô dụng làm tôi bao phen muốn rơi nước mắt, nhưng nghĩ đến bố mẹ dù vất vả đến mấy vẫn cố gắng động viên mình, tôi không dám khóc để bố mẹ thêm buồn lòng. Vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm, chưa có chứng chỉ hành nghề, nhưng không nơi nào nhận thì đào đâu ra kinh nghiệm. Tôi cũng không mong ước cao sang là một bước là trở thành bác sĩ tay nghề cao hay lương lậu này nọ, chỉ không nỡ để 6 năm kiến thức của mình tan thành bọt nước, đổ sông đổ bể hết cả.
Trong lớp y dự phòng có tới 1/3 bạn học vừa ra trường đã được nhận ngay vào bệnh viện này trung tâm khác. Không phải vì họ giỏi hơn hay lành nghề hơn mà vì họ có mối quan hệ; những cái đó tôi - con của bố xe ôm mẹ công nhân nghỉ hưu làm sao mà có được? Ngày tôi trúng tuyển vào đại học 6 năm về trước, nhận giấy báo của cả đại học công nghệ thông tin, bố mẹ đã không tiếc công sức để thuyết phục tôi từ bỏ đại học công nghệ thông tin với mức học phí thấp hơn và thời gian học ngắn hơn, chỉ với ước mong tôi có thể trở thành bác sĩ theo đúng giấc mơ. Tôi bắt đầu đi học với ước vọng có thể trở thành người con mà bố mẹ tự hào, trở thành người có ích. Cả tuổi trẻ nhiệt huyết đều dành hết cho học tập, bạn bè cùng trang lứa đã tốt nghiệp đi làm từ lâu, tôi vẫn miệt mài với những sản, nhi, khoa nội khoa ngoại.
Hiện thực phũ phàng trước mắt đập tan mọi hy vọng, ước mơ và hoài bão của bản thân. Hồ sơ gửi đi nhiều nơi, hoặc là bặt tăm, hoặc là bị trả về thẳng thừng. Không lẽ 6 năm học thành bác sĩ, giờ tôi nên gác bằng đi xách vữa?
Văn
No comments:
Post a Comment